Những chung cư cũ nào ở Hà Nội được ưu tiên cải tạo, xây dựng lại?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội về Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Cụ thể, trên địa bàn thành phố có khoảng 1.579 nhà chung cư cũ được xây dựng từ năm 1960 – 1994 và trước năm 1954. Hầu hết đã hết niên hạn sử dụng, trong đó có nhiều nhà chung cư cũ xuống cấp ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và có nguy cơ sụp đổ, nguy hiểm đến tính mạng và tài sản nhân dân.

Chính vì vậy, công tác cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn thành phố là nhiệm vụ lớn, khó khăn, phức tạp và liên quan trực tiếp đến cuộc sống của người dân.

Từ thực tế đó, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố đồng ý về chủ trương đối với nội dung đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội theo đề xuất của Ban Cán sự đảng UBND thành phố.

Nghị quyết cũng lưu ý đẩy nhanh tiến độ rà soát, kiểm định, đánh giá toàn diện hiện trạng các khu chung cư cũ trên địa bàn thành phố, đặc biệt là các khu chung cư cũ đã xuống cấp, quá niên hạn sử dụng để bảo đảm các số liệu được nêu trong Đề án có tính chính xác, phản ánh đúng thực tế chất lượng của các khu chung cư cũ, làm cơ sở tổng hợp đầy đủ các chung cư cũ vào trong các kế hoạch triển khai cụ thể.

Theo thống kê đến năm 2020, Thành phố Hà Nội có khoảng 1.579 nhà chung cư cũ, bao gồm 1.273 nhà thuộc 76 khu chung cư và 306 chung cư cũ độc lập, được xây dựng từ năm 1960-1994 và trước năm 1954.

Theo thống kê đến năm 2020, Thành phố Hà Nội có khoảng 1.579 nhà chung cư cũ, bao gồm 1.273 nhà thuộc 76 khu chung cư và 306 chung cư cũ độc lập, được xây dựng từ năm 1960-1994 và trước năm 1954.

Đồng thời xây dựng lộ trình, kế hoạch triển khai cụ thể để tổ chức thực hiện đề án bảo đảm khoa học, hiệu quả và phù hợp với tình hình thực tiễn, nhất là đối với 3 nhóm nhiệm vụ trọng tâm: Rà soát, khảo sát, kiểm định chung cư cũ; lập quy hoạch chi tiết chung cư cũ; triển khai cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn thành phố.

Đặc biệt, Nghị quyết nêu rõ cần quan tâm nghiên cứu giải quyết tháo gỡ vướng mắc về quy hoạch; các chính sách về giải phóng mặt bằng, bố trí nhà tạm cư (hoặc nhà ở tạm thời) và bồi thường, hỗ trợ tái định cư, nhằm bảo đảm quyền lợi chính đáng cho người dân.

Đồng thời tập trung huy động nguồn lực xây dựng lại các khu chung cư cũ có nhà nguy hiểm cấp D trên địa bàn thành phố và một số khu chung cư được lựa chọn triển khai ban đầu có tính khả thi như: Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Nghĩa Tân..., để đẩy mạnh chỉnh trang đô thị, tạo tác động lan tỏa trong toàn thành phố.

Một số chung cư cũ được lựa chọn triển khai ban đầu như: Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng, Nghĩa Tân…

Một số chung cư cũ được lựa chọn triển khai ban đầu như: Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng, Nghĩa Tân…

Ngoài ra có phương án, kế hoạch cụ thể đối với việc thực hiện cải tạo, xây dựng lại khu chung cư cũ Nguyễn Công Trứ hiện thực hiện dở dang theo chủ trương thí điểm trước đây. Đồng thời nghiên cứu, bổ sung giải pháp rút ngắn thời gian thực hiện các quy trình, thủ tục hành chính đối với các dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ; đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền, cá thể hóa trách nhiệm gắn với kiểm tra, giám sát.

Hôm 23/9, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thành phố với 100% đại biểu có mặt biểu quyết tán thành.

Hiện nay, Kế hoạch cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ đang được Sở Xây dựng nghiên cứu lập trên cơ sở Kế hoạch tổng rà soát, khảo sát, kiểm định nhà chung cư cũ; dự kiến hoàn thành trước ngày 15/12 tới.

Hà Nội cũng sẽ bố trí nguồn vốn ngân sách dự kiến khoảng 500 tỷ đồng trong giai đoạn 2021-2025; ưu tiên kiểm định trước đối với chung cư cũ nguy hiểm, có nguy cơ sụp đổ, chung cư hư hỏng nặng (cấp độ D và C cận D).

Hiện nay, TP Hà Nội vẫn đang tiếp tục công tác rà soát tại các quận cập nhật vào danh mục, dự kiến bổ sung thêm khoảng 200 - 300 nhà.

Nguồn: [Link nguồn]

Cận cảnh phương án kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo nghìn tỷ gây tranh cãi

Phương án kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo gây tranh cãi và hé lộ số vốn "khủng'"

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Châu Dương ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN