Nhóm BĐS lọt top 10 tăng mạnh nhất tuần: Chứng khoán đã hết rủi ro?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Sau chuỗi ngày điều chỉnh, nhóm cổ phiếu bất động sản bật tăng mạnh mẽ. Kể từ trung tuần tháng 10 đến nay, có những cổ phiếu đã tăng gấp hơn 2 lần. Trong tuần trước, các mã nổi bất của nhóm này gồm VHM tăng 21,7%; VRE tăng 15,1%; VIC tăng 5,9%; PDR tăng 20,9%...

Chốt phiên giao dịch tuần 28/11 – 2/12, VN-Index tăng 108,55 điểm (tương đương 11,17%) đạt 1.080,01 điểm. Đây là tuần thứ 3 liên tiếp chỉ số chính tăng điểm và đã tăng 23,6% kể từ mức thấp nhất 873,78 điểm thiết lập ngày 16/11/2022.

Giá trị giao dịch trung bình một phiên trên sàn HOSE đạt 18.336 tỷ đồng, tăng 78,5% so với tuần trước đó, 68% so với trung bình 5 tuần và 44,7% so với trung bình 20 tuần trước.

Nhóm cổ phiếu BĐS tăng mạnh tuần qua, cao nhất trong 10 tuần liên tiếp

Nhóm cổ phiếu BĐS tăng mạnh tuần qua, cao nhất trong 10 tuần liên tiếp

Nhóm bất động sản là tâm điểm trong tuần giao dịch vừa qua với tỷ trọng giá trị giao dịch tăng 29,87% toàn thị trường, cao nhất trong 10 tuần liên tiếp. Ngoài ra, chỉ số cổ phiếu bất động sản cũng tăng 4,11% trong tuần. Điều này cho thấy nhóm này tiếp tục có cầu vào mạnh.

Có thể thấy, sau chuỗi chuỗi giảm sâu, nhóm cổ phiếu BĐS đồng loạt quay đầu tăng mạnh. Lực cầu bắt đáy và mua đuổi khiến nhiều mã có thanh khoản hoặc dư mua tăng đột biến. Vậy, liệu việc mua đuổi này có rủi ro hay nhóm bất động sản đã về mức hấp dẫn, là cơ hội để tích sản?

Phân tích về diễn biến này, ông Định Quang Hinh, Trưởng Bộ phận Kinh tế vĩ mô; Chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán VNDirect cho rằng, sự quay xe của nhóm cổ phiếu bất động sản sau chuỗi ngày giảm sâu có thể được lý giải từ lực cầu bắt đáy “giải cứu” xuất hiện khi các cổ phiếu này đã chiết khấu rất sâu so với đỉnh, thậm chí nhiều cổ phiếu có P/B đã về mức 0,6 - 0,8 lần. Mức định giá này đã phản ánh phần lớn những rủi ro liên quan tới nhóm cổ phiếu bất động sản (khó khăn thanh khoản, thị trường bất động sản trầm lắng…) và tương đương với giai đoạn khủng hoảng bất động sản 2011 – 2013, hay đợt đáy Covid-19 năm 2020, qua đó kích thích dòng tiền bắt đáy săn cổ phiếu giá rẻ.

Bên cạnh đó, các công ty chứng khoán cơ bản đã xử lý xong các khoản vay ký quỹ, giảm thiểu đáng kể áp lực bán giải chấp “margin call” là nguyên nhân chính cho đợt sụt giảm rất mạnh vừa qua.

“Tuy vậy, chúng tôi cho rằng, nhóm doanh nghiệp bất động sản vẫn phải đối mặt với những khó khăn trong ngắn hạn, liên quan tới vấn đề thanh khoản khi huy động vốn từ kênh trái phiếu doanh nghiệp tạm thời bị ngưng trệ. Vì vậy, diễn biến nhóm cổ phiếu bất động sản tiềm ẩn rủi ro cao, do đó nhà đầu tư cá nhân nên hết sức lưu ý khi giao dịch nhóm cổ phiếu này trong giai đoạn hiện nay” – ông Hinh lưu ý.

Đồng quan điểm, theo ông Dương Hoàng Linh, Giám đốc Phân tích và Đầu tư - CTCK Sacombank, khi thị trường hồi phục thì các nhóm ngành bị giảm sâu trước đó như bất động sản, chứng khoán hay thép sẽ thường bật mạnh hơn so với mặt bằng chung. Tuy nhiên, nếu nhìn xa hơn thì các ngành này hiện tại vẫn là những ngành được đánh giá là sẽ khó khăn trong thời gian sắp tới, do đó việc tăng điểm chỉ hoàn toàn mang yếu tố hồi phục do đã giảm quá sâu chứ không phải yếu tố tăng trưởng bền vững.

Ở góc nhìn khác, đánh giá về tuần giao dịch vừa qua, ông Hoàng Công Tuấn, Kinh tế trưởng MBS cho rằng, việc các cổ phiếu bất động sản, ngân hàng quay lại dẫn dắt thị trường, tâm lý nhà đầu tư đã lạc quan cùng khối lượng giao dịch khởi sắc đã giúp chứng khoán Việt tăng mạnh.

Tuy nhiên, “dù thị trường bứt phá tốt trong tuần qua song có thể vấp phải nhịp điều chỉnh do áp lực chốt lời, vì vậy, nhà đầu tư cần bình tĩnh và tham gia với tầm nhìn dài hạn để đạt hiệu quả cao", chuyên gia MBS khuyến nghị.

Mặc dù vậy, trước chuỗi ngày tăng ngoạn mục nối tiếp trong những phiên vừa qua, nhiều công ty chứng khoán tin rằng VN30-Index vẫn có thể tăng trong phiên đầu tuần (5/12).

CTCK BIDV (BSC) cho rằng, trong những phiên tới, VN-Index có khả năng tiến lên chinh phục vùng kháng cự tiếp theo là 1.105-1.110 điểm. Nhà đầu có thể canh mua ở vùng giá thấp, hạn chế mua đuổi nhằm tránh bất lợi về giá trước biến động rung lắc trong phiên.

Công ty CK Rồng Việt (VDSC) thì cho rằng, với quán tính tăng điểm vẫn còn, có khả năng thị trường sẽ còn trớn tăng trong phiên giao dịch tiếp theo.

Tuy nhiên, với diễn biến tăng nhanh của thị trường và chưa tạo được vùng cân bằng, rủi ro áp lực chốt lời có thể trở lại trong thời gian tới. Do vậy, nhà tư vẫn có thể kỳ vọng vào khả năng nới rộng nhịp tăng của thị trường. Tuy nhiên, nên tránh mua đuổi đối với những cổ phiếu đang ở trạng thái quá mua, đối với những cổ phiếu có nền tích lũy tích cực có thể cân nhắc quan tâm trong thời gian tới.

Nguồn: [Link nguồn]

Tiền ùn ùn đổ vào “sân chơi nóng”, nhà đầu tư lại đua nhau khoe lãi lớn

Từng xóa app và muốn quên đi mã cổ phiếu mình đã đầu tư vì tài khoản mất quá nhiều, thì nay sau nhiều phiên tăng trần loạt nhà đầu tư mừng rỡ chia sẻ câu chuyện “về...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh Chi ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN