Ngân hàng tiếp tục tăng mạnh lãi suất tiết kiệm, lãi cho vay đã lên đến 15-16%/năm

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Trong ngày cuối cùng của tháng 11/2022, ngân hàng này đã tăng mạnh lãi suất tiết kiệm thêm từ 0,8 đến 1,1%/năm theo từng kỳ hạn gửi.

Theo đó, kể từ ngày 30/11/2022, Ngân hàng Bản Việt áp dụng biểu lãi suất tiết kiệm mới với mức điều chỉnh tăng từ 0,8% - 1,1%/năm theo từng kỳ hạn gửi. Đây là lần điều chỉnh lãi suất tiết kiệm thứ 3 của ngân hàng kể từ ngày 23/9. Với mức điều chỉnh này, Ngân hàng Bản Việt trở thành một trong những nhà băng đang có lãi suất tiết kiệm cao nhất hệ thống hiện nay.

Cụ thể, với khách hàng gửi tiết kiệm tại quầy, Bản Việt tăng lãi suất tiền gửi kỳ hạn 6-12 tháng từ mức 7,6% - 8,2%/năm lên 8,4% - 9,2%/năm. Trong khi đó, các khoản tiền gửi kỳ hạn dài 18, 24, 36, 48 và 60 tháng đến nay đã tăng lên đến 9,4%/năm.

Trên kênh gửi tiết kiệm online, mức tăng thậm chí cao hơn khi khách hàng nhận lãi suất 8,8%/năm cho kỳ hạn 6 tháng; 9,4%/năm với kỳ hạn 12 tháng và 9,5%/năm với kỳ hạn từ 15 đến 24 tháng. Các khoản tiền gửi không kỳ hạn được áp dụng mức cao nhất theo quy định của NHNN là 1%/năm và dưới 6 tháng là 6%/năm.

Trước Bản Việt, cũng trong những ngày cuối tháng 11/2022 một loạt nhà băng như SCB, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank), NCB, GPBank, SHB,… đã tăng mạnh lãi suất tiết kiệm.

Theo đó, mức lãi suất tiết kiệm từ 10%/năm trở lên đã xuất hiện ở kỳ hạn 12 tháng. Hiện tại mức lãi suất tiết kiệm cao nhất thị trường thuộc về Saigonbank với lãi suất 10,5%/năm áp dụng cho khách hàng cá nhân gửi tiết kiệm kỳ hạn 13 tháng. Ngoài ra, khách hàng gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên sẽ có lãi suất 10%/năm.

Các chuyên gia của chứng khoán SSI cho biết mặt bằng lãi suất tiết kiệm vẫn tiếp tục tăng trong thời gian gần đây. Tính đến ngày 29/11, mức lãi suất phổ biến cho kỳ hạn trên 6 tháng ở các NHTMCP đã được đẩy lên vùng 8,5 – 9,5%/năm và chưa tính đến các mức khuyến mãi tăng thêm dành cho những khoản tiền gửi giá trị lớn.

Theo VDSC, cuộc đua lãi suất tiết kiệm sẽ tiếp tục nóng trong tháng cuối cùng của năm 2022

Theo VDSC, cuộc đua lãi suất tiết kiệm sẽ tiếp tục nóng trong tháng cuối cùng của năm 2022

Theo SSI, lãi suất huy động đã tăng khoảng 3,5%-4%/năm so với cuối năm 2021 cho kỳ hạn trên 6 tháng và mức này cũng đã cao hơn so với thời điểm trước Covid. Tuy nhiên, áp lực đối với lãi suất thị trường vẫn còn khá cao khi số liệu mới nhất về tăng trưởng tín dụng và huy động từ NHNN (tính đến cuối tháng 10) vẫn chưa cho thấy sự cải thiện đáng kể trong chênh lệch huy động – tín dụng của nền kinh tế.

Trong báo cáo Cập nhật thị trường tiền tệ tháng 11/2022 mới công bố, các chuyên gia phân tích của Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết, cuộc đua tăng lãi suất huy động vẫn trở nên nóng hơn trong tháng qua. Theo nhận định của các chuyên gia, điều này được kích hoạt bởi việc đổ vỡ niềm tin khiến nhà đầu tư trái phiếu doanh nghiệp rút tiền hàng loạt.

Theo đó, các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) tư nhân, đặc biệt là những ngân hàng có tham gia nhiều vào việc bảo lãnh phát hành trái phiếu đã điều chỉnh tăng lãi suất rất mạnh trong tháng qua.

Ví dụ, Techcombank đã nâng lãi suất thêm 0,5-1,5 điểm % tất cả các kỳ hạn gửi tiền trong tháng 10 và tháng 11, mức tăng mạnh nhất là ở kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng. Mức lãi suất huy động trên 10%/năm cũng đã xuất hiện ở một số ngân hàng top dưới như NCB và SaigonBank.

Theo đánh giá của các chuyên gia VDSC, nhu cầu vốn đáp ứng hoạt động kinh doanh và thanh toán thời điểm cuối năm kết hợp với áp lực từ việc rút vốn khỏi kênh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp sẽ khiến cho vòng xoáy tăng lãi suất huy động tiếp diễn, kéo theo lãi suất cho vay tăng vượt qua mức trước đại dịch dù nền kinh tế chỉ mới vừa phục hồi sau Covid-19.

Hiện mức lãi suất cho vay thả nổi đối với khoản vay tiêu dùng (mua nhà, mua xe) đã lên đến 15-16%/năm, lãi suất cho vay khách hàng doanh nghiệp phổ biến cũng đang là 11-12%.

Nguồn: [Link nguồn]

Ông Bùi Thành Nhơn trở lại làm Chủ tịch của Novaland

Sau 10 tháng rời vị trí lãnh đạo tại Novaland, ông Bùi Thành Nhơn đã phát đi thông báo sẽ trở lại làm Chủ tịch Tập đoàn BĐS này khi công ty tái cấu trúc hoạt động.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Anh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN