Nhà đầu tư BĐS “ôm” tiền lưỡng lự và lời khuyên từ chuyên gia

Một số nhà đầu tư đang đứng trước băn khoăn có nên đầu tư bất động sản lúc này hay tìm một kênh đầu tư khác vì sợ rằng, bất động sản thời điểm này khó có thanh khoản, thậm chí giá có thể giảm thêm...

Vẫn giữ thói quen theo dõi tin tức thị trường BĐS, tài chính chứng khoán mỗi ngày, nhưng anh Đỗ Đức Hùng – một nhà đầu tư BĐS cá nhân đến từ Hà Nội, tỏ ra phân vân và lo lắng trước diễn biến của các kênh đầu tư thời điểm hiện nay.

“Tầm này có BĐS cần bán cũng khó mà nếu có mua cũng không dễ chút nào. Lạm phát thế giới và tỉ giá tăng cao đã gây áp lực lên các kênh dẫn vốn tại Việt Nam. Trái phiếu đến hạn cũng gây căng thẳng đến thanh khoản bất động sản. Điều mà nhà đầu tư chúng tôi quan tâm nhất lúc này là bao lâu nữa thanh khoản bất động sản mới bớt căng thẳng và các chính sách hỗ trợ cho thị trường BĐS có thể là gì?”, anh Hùng bày tỏ.

Dù có tiền nhưng một số nhà đầu tư tỏ ra phân vân trước quyết định rót tiền đầu tư thời điểm này

Dù có tiền nhưng một số nhà đầu tư tỏ ra phân vân trước quyết định rót tiền đầu tư thời điểm này

Đồng quan điểm với anh Hùng, thời gian qua, trước việc các ngân hàng liên tục tăng lãi suất huy động, chị Phương Hà – một nhà đầu tư khác, vì thế cũng đang đứng trước băn khoăn nên gửi tiết kiệm hay đầu tư bất động sản vì sợ rằng, đầu tư bất động sản vào lúc này khó có thanh khoản, thậm chí giá có thể giảm thêm...

Theo Báo cáo tổng quan thị trường bất động sản Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2022 của nền tảng Batdongsan.com.vn mới đây cho thấy, nhu cầu tìm mua nhà đất toàn quốc vẫn tăng 5% so với cùng kỳ năm 2021, lượng tin đăng bất động sản cũng tăng 40%.

Trên thị trường bất động sản bán, nhà mặt phố, biệt thự, chung cư là những loại hình ghi nhận nhu cầu tìm kiếm tăng mạnh nhất, lần lượt ở mức 21%, 13% và 11%. 

Mức độ quan tâm nhà riêng và đất nền bán gần như không có sự thay đổi nhưng lượng quan tâm đối với đất dự án đã giảm 13% trong 10 tháng qua so với cùng kỳ năm trước.

Cũng theo đơn vị này, thị trường bất động sản TP.HCM có sự hồi phục mạnh mẽ hơn Hà Nội về nhu cầu tìm kiếm và lượng tin đăng. 

Cụ thể, trong 10 tháng đầu năm 2022, mức độ quan tâm đến bất động sản tại TP.HCM tăng 30% so với cùng kỳ 2021, trong khi Hà Nội chỉ tăng 11%. Lượng tin đăng bất động sản ở TP.HCM cũng tăng đến 45%, so với mức tăng 20% của Hà Nội.

Các chuyên gia của Batdongsan.com.vn lý giải, xu hướng tăng trưởng lượt quan tâm nhà đất trong 10 tháng đầu năm 2022 cho thấy sự phục hồi của thị trường bất động sản sau giai đoạn chịu tác động tiêu cực từ Covid-19. Tuy nhiên, con số này vẫn khá khiêm tốn nếu so sánh với cùng kỳ 2019. 

Bên cạnh đó, dù nhu cầu mua bất động sản 10 tháng đầu năm tăng nhưng chủ yếu tăng ở giai đoạn nửa đầu năm khi xuất hiện một số đợt sốt đất cục bộ và đã có xu hướng giảm trong quý III/2022.

"Thanh khoản thị trường đang chịu ảnh hưởng từ chính sách kiểm soát tín dụng, thiếu hụt nguồn cung và biến động lãi suất. Tuy nhiên, sự sụt giảm nặng nề nhất chủ yếu rơi vào đất nền và căn hộ hạng sang. Một số loại hình bất động sản đáp ứng tiêu chí an toàn, phục vụ nhu cầu ở thực và khả năng khai thác giá trị thương mại vẫn nhận được sự quan tâm", chuyên gia của Batdongsan.com.vn nhận định.

Lượng khách quan tâm đối với đất dự án đã giảm 13% trong 10 tháng qua so với cùng kỳ năm trước

Lượng khách quan tâm đối với đất dự án đã giảm 13% trong 10 tháng qua so với cùng kỳ năm trước

Tương tự, theo bà Trang Bùi – Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam, từ bức tranh 9 tháng đầu năm với diễn biến kinh tế toàn cầu thì nên có một chút cẩn trọng ở tất cả góc nhìn, tất cả dự báo.

Về bản chất bất động sản là ngành đặc thù, sử dụng thâm dụng vốn cao. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực này đòi hỏi một nguồn vốn tốt, song không thể tránh khỏi việc sử dụng đòn bẩy tài chính.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp bất động sản chủ lực, sở hữu lượng quỹ đất lớn đang đi vào giai đoạn nguồn vốn ở dưới mức có thể sử dụng đòn bẩy tài chính.

Bên cạnh đó, bản thân các nhà đầu tư có vấn đề và ảnh hưởng đến cả người mua và cả thị trường, do đó thị trường bất động sản trong thời gian tới có thể gói gọn trong 2 từ "thận trọng".

Không những vậy, thị trường có thể sẽ đi vào giai đoạn đoạn trầm lắng trong ngắn hạn bởi các liên quan tới giải quyết quỹ đất, các chính sách đưa ra sắp tới về GPMB, hay xác định giá đất sẽ khiến không ai biết nên dùng luật nào trong thời điểm hiện tại. Với các phân khúc vượt quá giá trị, thị trường sẽ có sự điều chỉnh trở về với giá trị thực của nó.

Đồng quan điểm, nhận định về thị trường trong thời gian tới, ông Nguyễn Thế Điệp, Phó Chủ tịch Câu lạc bộ bất động sản Hà Nội, cho rằng từ nay đến cuối năm, bức tranh thị trường vẫn giữ nguyên hiện trạng. Song, ông kỳ vọng bước sang 2023 sẽ có tín hiệu tốt hơn khi chính sách vĩ mô điều chỉnh cũng như hoàn thiện thế chế sẽ giúp cho kinh tế vĩ mô ổn định hơn.

Theo ông Điệp, nếu nhà đầu tư có tiềm lực, thì bất động sản vẫn là kênh đầu tư tốt nhất, trừ các trường hợp lướt sóng, sử dụng đòn bẩy tài chính. Bởi việc dùng đòn bẩy nếu đúng thời điểm, thì sẽ bật rất nhanh, còn gặp phải giai đoạn thị trường trầm lắng sẽ rất khó khăn.

“Tôi cho rằng cuối 2023 thị trường sẽ sôi động trở lại”, ông Điệp dự báo, đồng thời cho rằng giai đoạn này chính là thời cơ tốt để đầu tư.

Thị trường bất động sản đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm. Những tháng vừa qua, thị trường đi xuống là do nhiều yếu tố, buộc Nhà nước phải có chính sách vĩ mô để hạn chế việc tăng quá nóng của bất động sản.

Do đó, theo ông Điệp, ngoài những trường hợp đầu cơ lướt sóng, các nhà đầu tư thứ cấp không phải sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ không bán ở giai đoạn này dù thị trường đi xuống.

Nguồn: [Link nguồn]

Mua lô đất thị trấn, sau 3 lần trả giá giảm tới 300 triệu đồng: Thời ”cửa trên” của người sẵn tiền mặt?

“Tôi mới chốt lô đất tại thị trấn. Trước đó, chủ đất rao 2,1 tỷ đồng. Sau 3 lần trả giá lô đất còn 1,8 tỷ đồng. Mua xong tôi vẫn lo hớ, nếu chịu chờ đến giờ hoặc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hồng Hương ([Tên nguồn])
Thị trường bất động sản Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN