Hàng quán vẫn đua nhau trả mặt bằng

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Trường hợp thu hẹp và trả mặt bằng ở ngành ẩm thực chủ yếu rơi vào những thương hiệu trong nước.

Theo báo cáo khảo sát diễn biến thị trường mặt bằng bán lẻ ở TP HCM do Savills Việt Nam vừa công bố, trong quý III/2020 nhiều khách thuê thuộc ngành hàng ăn uống (F&B) và thời trang tại các trung tâm mua sắm tiếp tục trả mặt bằng hoặc giảm bớt diện tích thuê để cắt giảm chi phí.

Nguyên nhân của làn sóng này là do tình hình kinh doanh của ngành dịch vụ, đặc biệt là ẩm thực vẫn tiếp tục ảm đạm dưới tác động của đại dịch Covid-19. Savills Việt Nam dẫn dữ liệu từ Cục Thống kê TP HCM (PSO) cho thấy doanh thu từ dịch vụ ăn uống trong 9 tháng đầu năm 2020 giảm tới 39% so với cùng kỳ năm trước.

Kinh doanh ẩm thực gặp nhiều khó khăn do tác động của dịch Covid-19. Ảnh: Hoàng Triều

Kinh doanh ẩm thực gặp nhiều khó khăn do tác động của dịch Covid-19. Ảnh: Hoàng Triều

Tương tự, báo cáo diễn biến thị trường mặt bằng bán lẻ của CBRE Việt Nam cũng xác nhận quý III/2020, tỉ lệ mặt bằng bị bỏ trống trung bình tại TP HCM cao hơn năm trước do các thương hiệu thời trang và đặc biệt là thương hiệu ngành ăn uống trả lại mặt bằng. Trường hợp thu hẹp và trả mặt bằng ở ngành ẩm thực chủ yếu rơi vào những thương hiệu trong nước.

Theo bà Võ Thị Khánh Trang, Trưởng bộ phận Nghiên cứu thị trường Savills Việt Nam, hiện các khách thuê mới khá thận trọng, hạn chế mở cửa hàng trong khi khách thuê cũ thu hẹp diện tích thuê hiện hữu. Bà Khánh Trang nhận định tình trạng này sẽ tiếp tục diễn ra trong một thời gian nữa.

Việc cắt giảm diện tích thuê thậm chí trả mặt bằng là một trong những giải pháp được nhiều khách thuê áp dụng trong giai đoạn này để vượt qua khó khăn do tác động của dịch bệnh. Tuy nhiên, bà Khánh Trang cho rằng thị trường có thể được cải thiện dần về cuối năm, đặc biệt trong dịp lễ Tết sắp tới.

Trong bối cảnh đó, theo CBRE Việt Nam, một vài chủ đầu tư tại trung tâm thương mại tiếp tục hỗ trợ giảm giá thuê cho khách khi dịch Covid-19 bùng phát lần 2 như: giảm 50% phí dịch vụ, giảm 10%-30% giá thuê, tùy theo ngành hàng; miễn phí giá thuê trường hợp buộc phải đóng cửa. Đó cũng là lý do giúp những dự án có vị trí, chất lượng tốt nhanh chóng lấp đầy phần diện tích bị trả.

Giám đốc một công ty chuyên về mặt bằng cho thuê xác nhận về sự hồi phục nhẹ ở thị trường bán lẻ là có nhưng vẫn chưa đáng kể. 

Trong khi đó, theo ghi nhận của phóng viên, dọc nhiều tuyến đường trung tâm TP HCM hiện nay, tình trạng mặt bằng nhà phố cho thuê bỏ trống vẫn rất nhiều, chưa có dấu hiệu cải thiện vì giá thuê còn khá cao so với các khu thương mại. Những tuyến đường trung tâm quận 1, như: Ngô Đức Kế, Nguyễn Huệ, Đồng Khởi,… giá thuê cao hơn 30%-50% so với nơi khác, dao động từ 6.000 - 20.000 USD/tháng trong khi buôn bán ngày càng khó khăn nên các hàng quán đua nhau đóng cửa, trả mặt bằng.

Trong lúc thị trường mặt bằng cho thuê còn khó khăn, nhiều đơn vị đã chủ động lùi ngày khai trương để chờ tình hình kinh doanh tốt hơn, như: Socar Mall (quận 2), Vincom Grand Park (quận 9), Central Premium Mall (quận 8), Alpha Mall (quận 1)… với tổng diện tích mặt bằng lên tới 500.000m2.

Nguồn: [Link nguồn]

Hàng loạt ”ông lớn” lọt ”tầm ngắm” kiểm toán trong năm 2021

Theo kế hoạch Kiểm toán Nhà nước gửi Quốc Hội, năm 2021 cơ quan này sẽ tập trung kiểm toán 169 cuộc, tăng 11 cuộc so với...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Sơn Nhung - Tr.Nguyễn ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN