Ăn cải cúc phải nhớ 4 điều này để tránh hại thân

Cải cúc (tần ô) là một loại rau có giá trị dinh dưỡng cao, được nhiều người thích nhưng khi ăn cần có một số lưu ý.

Thành phần dinh dưỡng

Cải cúc không chỉ có hương vị thơm ngon mà giá trị dinh dưỡng của nó cũng rất cao. Theo chuyên gia dinh dưỡng của Trung tâm Y tế thuộc Đại học Y Đài Bắc, Đài Loan (Trung Quốc) bà Hứa Thu Bình, cải cúc chứa nhiều chất dinh dưỡng như chất xơ, vitamin K và β-caroten. Ngoài ra, kali, canxi, sắt, axit folic và các khoáng chất khác cũng làm tăng giá trị dinh dưỡng của cải cúc:

Ăn cải cúc phải nhớ 4 điều này để tránh hại thân - 1

- Chất xơ: Cải cúc có đặc tính giống với hầu hết các loại rau củ, giàu chất xơ, ăn nhiều có thể tăng cảm giác no, kích thích tiêu hóa và cải thiện tình trạng táo bón.

- Vitamin K: Vitamin K trong cải cúc giúp thúc đẩy tăng trưởng xương, hỗ trợ chức năng đông máu, bổ não, đặc biệt tốt cho người cao tuổi

- β-caroten: Nó có tác dụng chống oxy hóa, chống ung thư, chuyển hóa thành vitamin A giúp bảo vệ thị lực, ngăn ngừa các bệnh như cao huyết áp, cảm lạnh và bệnh đường hô hấp.

- Kali: Cải cúc là rau củ giàu kali, giúp điều chỉnh huyết áp, phòng ngừa loãng xương. Tuy nhiên, những người có vấn đề về chức năng thận cần chú ý lượng kali trong khẩu phần ăn.

- Canxi: Canxi trong cải cúc giúp ổn định huyết áp, tránh tình trạng rối loạn nhịp tim và tâm trạng bất ổn, đồng thời tăng cường sức khỏe xương.

- Axit folic: Cải cúc chứa nhiều axit folic, ăn nhiều axit folic giúp duy trì sự ổn định của serotonin trong não, giúp ngăn ngừa ung thư đại trực tràng.

Tác dụng của cải cúc

- Ngăn ngừa ung thư, tăng cường sức đề kháng

Cải cúc giàu các chất chống oxy hóa như axit chlorogenic, carotenoids và flavonoids, giúp giảm nguy cơ ung thư. β-caroten cũng có tác dụng phòng chống ung thư phổi.

- Giảm cân, kích thích tiêu hóa

Cải cúc có nhiều chất xơ, calo thấp, giàu nước, rất thích hợp cho những người muốn giảm cân. Lượng chất xơ cũng giúp tăng cảm giác no, giảm hấp thu mỡ và tăng sự chuyển hóa của chất béo.

- Bảo vệ mắt, tăng cường trí nhớ và chăm sóc sức khỏe xương

Vitamin K trong cải cúc giúp bảo vệ sức khỏe xương, trong khi các axit amin có trong cải cúc giúp tăng cường trí nhớ và chống lại quá trình lão hóa.

- Phòng ngừa đột quỵ, giảm đau cơ

Kali trong cải cúc giúp giảm huyết áp và giảm nguy cơ đột quỵ, trong khi canxi giúp giảm đau cơ và cảm giác mệt mỏi, xương chắc khỏe hơn.

- Ổn định tâm trạng, giảm căng thẳng

Cải cúc giàu vitamin B6 và vitamin B12, giúp giảm căng thẳng, tăng cảm giác thư giãn và cải thiện giấc ngủ.

Những lưu ý khi ăn cải cúc

Cần lưu ý 4 điểm khi ăn cải cúc:

1. Người có bệnh về đường tiêu hóa, dạ dày yếu nên ăn cải cúc với lượng vừa phải để tránh gây ra khó chịu ở bụng.

2. Người bị bệnh về thận nên hạn chế ăn cải cúc do nó chứa nhiều kali.

3. Phụ nữ mang thai và cho con bú nên ăn cải cúc với lượng vừa phải, vì nó có tính lạnh, có thể giảm tiết sữa.

4. Người dị ứng với thực vật họ cúc, họ hướng dương nên hạn chế hoặc tránh ăn cải cúc.

Dưới đây là một số công thức nấu ăn với cải cúc:

1. Canh cải cúc hầm thịt bằm: Cải cúc hầm với thịt bằm, kết hợp với nước dùng thanh mát, thơm ngon, giúp thư giãn cơ thể.

2. Cải cúc xào tỏi: Cải cúc cắt nhỏ, sau đó xào với tỏi và ớt tạo nên món ăn đơn giản, nhẹ nhàng và thơm ngon.

3. Salad cải cúc: Cải cúc cắt nhỏ kết hợp với rau xanh, cà chua và nước sốt salad tạo nên món ăn giàu dinh dưỡng, thơm ngon và rất tốt cho sức khỏe.

Cải cúc có thể kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác nhau để tạo ra nhiều món ăn ngon miệng và bổ dưỡng.

4 loại rau rẻ như cho ”bổ hơn thịt” bán đầy chợ nhưng ít người biết

Dưới đây là danh sách các loại rau tốt cho sức khỏe mà chi phí thấp và có hàm lượng dinh dưỡng cao.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phan Hằng (Theo Commonhealth) ([Tên nguồn])
Thực phẩm tốt cho sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN