6 bộ phận cực ngon nhưng chớ nên “đụng đũa” của con gà

Sự kiện: Món ngon từ gà

Gà là loại gia cầm ít chất béo, ít calo và giàu protein. Gà đứng đầu bảng thực phẩm bổ dưỡng nhưng có 6 bộ phận sau trên con gà nên hạn chế ăn.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu bạn là một trong những người đang duy trì một chế độ ăn kiêng giảm cân thì thịt gà có thể là sự thay thế hoàn hảo cho bạn.

Thịt gà là một nguồn protein được coi là nạc và ít chất béo. Protein từ thịt gà được coi là chất cần thiết cho sự phát triển cơ bắp và phát triển tối ưu. Loại đặc tính này sẽ giúp chúng ta có một trọng lượng khỏe mạnh và giảm cân.

Bên cạnh đó, thịt gà rất giàu tryptophan, một loại axit amin được biết đến mang lại cảm giác thoải mái. Sau khi ăn các món từ gà, sẽ làm tăng mức serotonin trong não, giúp cải thiện tâm trạng đáng kể.

Chưa kể, khi già đi, chúng ta bắt đầu thấy xương bắt đầu hao mòn, yếu hơn. Việc ăn thịt gà có thể giúp chúng ta chống lại sự mất xương nhờ các protein trong nó được hấp thụ vào cơ thể của chúng ta.

Một trong những lợi ích khác của thịt gà là nó rất giàu phốt pho, được coi là một khoáng chất thiết yếu có trách nhiệm nuôi dưỡng xương và răng của chúng ta. Ngoài ra, nó giúp thận, gan và duy trì mức độ hệ thống thần kinh trung ương của chúng ta một cách thích hợp.

Thịt gà đứng đầu bảng loại thịt bổ dưỡng, tốt cho cơ thể (Ảnh minh họa)

Thịt gà đứng đầu bảng loại thịt bổ dưỡng, tốt cho cơ thể (Ảnh minh họa)

Nhiều người không biết rằng thịt gà là một nguồn giàu vitamin B6, một chất dinh dưỡng thúc đẩy các enzym và các phản ứng trao đổi chất của tế bào, hay còn gọi là quá trình metyl hóa, giữ cho các mạch máu khỏe mạnh.

Ngoài ra, thịt gà rất giàu retinol, alpha và beta carotene, lycopene và tất cả các dẫn xuất của vitamin A, rất cần thiết cho sức khỏe thị giác tối ưu.

Dù thịt gà ngon và bổ dưỡng nhưng có 6 bộ phận sau trên con gà được các chuyên gia khuyến cáo nên hạn chế ăn để giữ gìn sức khỏe. Cụ thể:

Da gà: Da gà mặc dù là rất ngon, hợp với sở thích của rất nhiều người, nhưng lại là thứ bất lợi cho sức khoẻ. Xét một cách tổng thể, trong da gà có nhiều chất béo, lượng cholesterol cao, là nơi chứa nhiều chất ô nhiễm, vi khuẩn và mầm bệnh từ môi trường bên ngoài.

Đặc biệt là món thịt gà nướng, sau khi trải qua quá trình chế biến, lượng cholesterol trong da gà bị oxy hóa, hình thành các chất gốc cholesterol oxy hóa, gây ra những tổn hại lớn hơn cho sức khỏe con người. Nếu nhiệt độ chế biến không được kiểm soát đúng, có thể có chất gây ung thư. Vì vậy, tốt nhất là bạn cân nhắc giữa “khoái khẩu” và nguy hại trước khi ăn.

Phao câu: Phao câu gà được xem là món “khoái khẩu” của nhiều người vì phần thịt nhỏ này rất đặc biệt, cả con gà chỉ có 1 miếng, rất béo, ngọt ngậy.

Tuy nhiên, đây là khu vực tập trung của các hạch bạch huyết, bạch huyết của các đại thực bào, khi gà ăn uống có thể nuốt theo vi khuẩn và virus, thậm chí cả chất gây ung thư, nhưng không thể bị phá vỡ hay đào thải ra ngoài, nên chúng buộc phải tích tụ tại phao câu.

Phao câu gà được xem là món “khoái khẩu” của nhiều người vì phần thịt nhỏ này rất đặc biệt, cả con gà chỉ có 1 miếng, rất béo, ngọt ngậy (Ảnh minh họa)

Phao câu gà được xem là món “khoái khẩu” của nhiều người vì phần thịt nhỏ này rất đặc biệt, cả con gà chỉ có 1 miếng, rất béo, ngọt ngậy (Ảnh minh họa)

Sau một thời gian dài tích tụ các tạp chất xấu nhất, độc hại nhất, đây trở thành “kho chứa” độc, lưu trữ virus, vi khuẩn.

Cổ gà: Phần cổ gà có rất ít thịt, chủ yếu là da và xương, nhưng lại chứa rất nhiều mạch máu và tập trung tương đối nhiều tuyến bạch huyết đi qua.

Thỉnh thoảng ăn chút cổ gà cho vui thì không có vấn đề, loại bỏ phần da để ăn sẽ tốt hơn, bởi vì các tuyến bạch huyết và thải độc đa số đều nằm ở lớp mỡ dưới da ở vùng cổ gà, những tuyến giáp động vật ở vùng cổ đa số chứa chất độc, chất kích thích và các chất tồn dư từ thực phẩm mà gà ăn hàng ngày.

Phổi gà: Chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng các bộ phận thuộc hệ hô hấp của gà là nơi chứa nhiều chất độc, tồn dư tùy theo điều kiện sinh sống của động vật.

Tuy nhiên, phổi gà rất dễ có các ký sinh trùng sinh sống như giun sán, vi khuẩn kháng nhiệt, ưa nhiệt,... nấu chín cũng không thể loại bỏ được chúng. Do đó để đảm bảo an toàn, bạn nên loại bỏ phổi gà khi chế biến.

Mề, ruột gà: Trong con gà, mề và ruột là bộ phận chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho cơ thể người nhất do đây là nơi tiêu hóa thức ăn của gà.

Ngay cả khi chúng ta xử lý bằng muối và nước sôi hay giấm thì các vi khuẩn trú ngụ ở đây cũng không bao giờ sạch hết. Chưa kể đến quá trình giết mổ, nếu không đảm bảo an toàn sẽ không loại bỏ được hết vi khuẩn bám trong nội tạng của gà.

Chân gà: PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh (Cán bộ Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Đại học Bách khoa Hà Nội) cho rằng: Về cơ bản chân gà không phải là món ăn có nhiều chất dinh dưỡng. Mọi người thường sử dụng chân gà làm món nhậu hoặc đổi món, thay đổi khẩu vị khá hấp dẫn.

Lớp da ở chân gà có hàm lượng chất béo tùy thuộc vào chân to hay bé. Do đó, nếu ăn nhiều chân gà trong thời gian dài có thể làm gia tăng lượng mỡ máu ở những người có cholesterol máu cao. Tuy nhiên, nếu bạn làm thịt một con gà, tất nhiên, bạn không nên vứt bỏ hai chân của nó.

Nguồn: [Link nguồn]

Ai hay ăn trứng gà chần nhất định phải biết điều này nếu không muốn làm hại cơ thể

Thực tế cho thấy, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh trứng gà sống mang lại nhiều lợi ích cho tinh trùng như nhiều người vẫn truyền tai nhau.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lam Anh ([Tên nguồn])
Món ngon từ gà Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN