Mỹ có thể chuyển cho Ukraine tên lửa chống hạm hiện đại đối phó Nga

Nhà Trắng đang lên kế hoạch chuyển các tên lửa chống hạm hiện đại cho Ukraine để giúp đối phó việc tàu chiến Nga phong tỏa cảng biển.

Tàu chiến Mỹ phóng tên lửa chống hạm Harpoon trong một cuộc tập trận.

Tàu chiến Mỹ phóng tên lửa chống hạm Harpoon trong một cuộc tập trận.

Tên lửa chống hạm là một trong những vũ khí mà Ukraine rất muốn Mỹ và phương Tây hỗ trợ, có thể giúp đẩy lùi hải quân Nga khỏi cảng biển, giúp khôi phục hoạt động xuất khẩu lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.

3 quan chức giấu tên và hai nguồn tin trong Quốc hội Mỹ nói, Nhà Trắng có thể chuyển cho Ukraine hai loại tên lửa chống hạm, gồm Harpoon do Boeing sản xuất, NSM do Kongsberg (Na Uy) và Raytheon(Mỹ) sản xuất.

Mỹ có thể chuyển hai loại tên lửa này cho Ukraine một cách trực tiếp hoặc thông qua đồng minh châu Âu.

Hồi tháng 4, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hối thúc Bồ Đào Nha hỗ trợ các tên lửa Harpoon có tầm bắn tối đa 300km.

Nhưng tên lửa Harpoon hầu như không có phiên bản phóng từ đất liền, chủ yếu được phóng từ tàu chiến. 

Hồi tháng 3, Đài Loan ký hợp đồng với Boeing để mua 100 hệ thống Hệ thống Phòng thủ Bờ biển Harpoon (HCDS). Đơn hàng dự kiến được giao vào năm 2024 hoặc 2025.

Hai quan chức Mỹ giấu tên nói trên Reuters rằng, Mỹ có thể tháo bệ phóng tên lửa Harpoon trên tàu chiến và chuyển cho Ukraine. Mỗi đạn tên lửa ước tính trị giá 1,5 triệu USD.

Trong khi đó, tên lửa chống hạm NSM có thể được phóng dễ dàng từ đất liền, tầm bắn tối đa 250km. Các đồng minh NATO có các xe phóng sẵn sàng cho Ukraine mượn tạm, theo Reuters. Các đầu đạn tên lửa sẽ do Na Uy cung cấp.

Khoảng 20 tàu chiến Nga, bao gồm tàu ngầm, hiện đại đang hoạt động ở Biển Đen. Các tàu này phong tỏa khu vực ven bờ Ukraine gần Odessa. 

Sau sự cố với soái hạm Moskva, Nga dường như đã rút các tàu này ra xa bờ hơn, nhưng vẫn ngăn chặn hoạt động ra vào cảng biển của Ukraine.

Bryan Clark, chuyên gia hải quân tại Viện Hudson ở Mỹ, nói 12-24 tên lửa chống hạm như Harpoon với tầm bắn hơn 100km là đủ để răn đe tàu chiến Nga và có thể khiến Moscow ngừng bao vây cảng biển.

Nguồn: [Link nguồn]

Đức không muốn Ukraine ”đi đường tắt” vào EU, Kiev đáp trả

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết, nỗ lực gia nhập Liên minh châu Âu (EU) sẽ không thể được đẩy nhanh, bất chấp việc Kiev đang xảy ra xung đột với Nga.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Reuters ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN