Hà Nội ô nhiễm không khí hàng đầu thế giới: Nhìn sang thành quả bất ngờ của TQ

Sự kiện: Tin tức Trung Quốc

Từ một thành phố ô nhiễm không khí hàng đầu thế giới trong thời gian dài, Bắc Kinh vài năm trở lại đây được nhiều tổ chức quốc tế ghi nhận nỗ lực cắt giảm ô nhiễm không khí. Vậy Trung Quốc có những biện pháp hiệu quả nào để giải quyết vấn đề toàn cầu này?

Thời gian gần đây, Hà Nội luôn nằm trong top thành phố có mức độ ô nhiễm không khí cao trên thế giới. Đỉnh điểm trưa ngày 6/9/2019, Hà Nội có mức độ ô nhiễm không khí cao nhất thế giới, vượt cả Trung Quốc.

Từ ngày 13/9 đến nay, chỉ số ô nhiễm không khí đều lên trên 100, ngưỡng chất lượng không khí kém. Theo dự báo, đợt ô nhiễm không khí mới này còn kéo dài liên tục nhiều ngày và không có khoảng giảm, thậm chí mức độ ngày càng nghiêm trọng.

Thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc từng ở tình cảnh giống như Hà Nội. Thậm chí, còn thê thảm hơn khi chất lượng không khí của Bắc Kinh luôn ở mức tồi tệ nhất trong nhiều năm.

Tuy nhiên, điều này đã thay đổi thời gian gần đây.

"Tôi chưa từng thấy Bắc Kinh như thế này", Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói trong một chuyến thăm năm 2018. Sau đó không lâu, số liệu của tổ chức phi chính phủ Greenpeace East Asia chỉ ra rằng ấn tượng của ông Macron là có cơ sở.

Theo số liệu này, trong quý IV năm 2017 tại Bắc Kinh, nồng độ bụi mịn PM 2.5 - những hạt bụi nhỏ gấp 30 lần sợi tóc, bay trong không khí và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe - thấp hơn 54% so với cùng kỳ năm 2016. Nồng độ PM 2.5 tại 26 thành phố dọc khu vực miền bắc Trung Quốc trong thời gian này cũng thấp hơn 1/3.

Theo Guardian, một báo cáo của Liên Hợp Quốc, ghi nhận trong 4 năm, lượng sulphur dioxide trong không khí ở Bắc Kinh giảm 70% và ô nhiễm bụi mịn giảm 36%. Tổ chức Y tế thế giới WHO cho biết trong giai đoạn 2013 - 2016, mức độ ô nhiễm bụi mịn ở 62 thành phố Trung Quốc giảm trung bình 30%.

Bằng cách nào Trung Quốc có thể cắt giảm ô nhiễm không khí và được các tổ chức quốc tế ghi nhận chứ không tự huyễn hoặc?

Ô nhiễm không khí ở Bắc Kinh, Trung Quốc

Ô nhiễm không khí ở Bắc Kinh, Trung Quốc

Theo The Economist, quốc gia đông dân nhất thế giới đã có các biện pháp chống ô nhiễm nghiêm túc kể từ năm 2013.

Giới chức Bắc Kinh xây dựng các kế hoạch hành động bao gồm mục tiêu cụ thể như hạn chế tổng số phương tiện đi lại ở thành phố này xuống còn 6 triệu vào cuối năm 2017, giảm 80% lượng tiêu thụ than đá vào năm 2020 và đáp ứng nồng độ bụi mịn PM 2.5 trung bình hàng năm vào năm 2017. 

Bắc Kinh thực hiện các biện pháp này khá nghiêm túc. Năm 2017, hạn ngạch cho các phương tiện mới được cố định ở mức 150.000 ô tô, trong đó có 60.000 chiếc là xe tiết kiệm nhiên liệu. Năm 2018, hạn ngạch này giảm xuống còn 100.000 mỗi năm.

Bên cạnh đó, một kế hoạch áp đặt giới hạn toàn quốc về việc dùng than đá và phân chia mức sử dụng giữa các tỉnh cũng được đưa ra. Bắc Kinh phải giảm 50% lượng than đá tiêu thụ trong giai đoạn 2013 - 2018. Các biện pháp này giúp cắt giảm hơn 1/4 lượng bụi mịn PM 2.5 ở Bắc Kinh trong giai đoạn 2012-2013 và năm 2016.

Ngoài ra, các nhà máy nhiệt điện đốt than được trang bị hệ thống xử lý ô nhiễm không khí trước khi được thay bằng các nhà máy hoạt động nhờ khí đốt tự nhiên, Guardian đưa tin.

Việc sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường và loại bỏ các phương tiện cũ cũng góp phần làm giảm ô nhiễm không khí. Năm 2017, Trung Quốc còn đưa ra một chương trình đầu tư trị giá 2,5 tỷ USD để giảm ô nhiễm không khí.

Giới chức 26 thành phố miền bắc Trung Quốc, trong đó có Bắc Kinh, còn áp đặt kiểm soát đầu ra với các nhà máy luyện thép và nhôm. Họ cấm vô thời hạn các dự án xây dựng lớn để giảm khói bụi từ sản xuất xi măng và các xe tải chạy dầu. Cơ quan Bảo vệ Môi trường mới được thành lập, với quyền lực thực thi cứng rắn tại Bắc Kinh và các khu vực lân cận.

Theo đánh giá của The Economist, các biện pháp kiểm soát của chính phủ Trung Quốc có hiệu quả nhất khi quốc gia này chuyển mục tiêu từ phát triển công nghiệp nặng sang dịch vụ, giai đoạn 2013-2016.

Tuy nhiên, số tiền Trung Quốc bỏ ra để cắt giảm ô nhiễm không khí cũng như thiệt hại từ các lệnh cấm là rất lớn. Trong năm 2015, nhóm cố vấn Liên minh Không khí sạch Trung Quốc cho biết chi phí đầu tư cho kế hoạch quốc gia nhằm giảm ô nhiễm không khí ở Bắc Kinh, Thiên Tân và khu vực lân cận tỉnh Hà Bắc có giá trị khoảng 38 tỷ USD. Con số này chưa bao gồm số tiền bị mất khi đình chỉ các ngành công nghiệp và dự án xây dựng trong thời gian dài. Tóm lại, các biện pháp kiểm soát của Trung Quốc hiệu quả trong việc cắt giảm ô nhiễm không khí nhưng chúng vô cùng tốn kém. Theo Guardian, trường hợp Trung Quốc cho thấy việc kiểm soát ô nhiễm không khí có thể đạt được với một ý chí chính trị đủ mạnh.

”Thủ phạm” không ngờ gây ô nhiễm không khí đáng sợ ở TQ

Dù chỉ chiếm 7% tổng diện tích đất nông nghiệp toàn cầu, song Trung Quốc lại sử dụng hơn 1/3 lượng phân bón nitơ của...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - Tổng hợp/Video: WSJ ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN