Nhờ có Chủ tịch trẻ tuổi, tài sản của bầu Kiên đang tăng lên từng ngày

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn đồng loạt tăng điểm giúp sắc xanh thị trường được củng cố và VN-Index có lúc vượt mốc 1.030 điểm.

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 8,49 điểm (0,83%) lên 1.029,98 điểm. HNX-Index tăng 1,72 điểm (1,13%) lên 154,2 điểm. UPCoM-Index tăng 0,09 điểm (0,13%) lên 68,7 điểm.

VN-Index tăng 8,49 điểm (0,83%) lên 1.029,98 điểm.

VN-Index tăng 8,49 điểm (0,83%) lên 1.029,98 điểm.

Thanh khoản thị trường vẫn ở mức cao với tổng khối lượng giao dịch đạt 615 triệu cổ phiếu, trị giá 11.385 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận chiếm 396 tỷ đồng.

Đà tăng không chỉ tập trung ở nhóm Bluechips mà lan tỏa ra nhiều nhóm ngành khác, tiêu biểu là chứng khoán với hàng loạt mã tăng như AGR, BSI, BVS, CTS, HCM, MBS, SHS, SSI, VND…

Nhóm cổ phiếu ngành thép và chứng khoán tiếp tục nới rộng đà tăng, trong đó, HSG, NKG, HBS hay AGR đều tăng trần. Bên cạnh đó, API tăng 8%, APS tăng 6,7%, BVS tăng 6,2%, SSI tăng 2,5%, TLH tăng 5,5%, VGS tăng 5,4%.

Ngoài ra một số cổ phiếu lớn như BID, SAB, VCB, GVR, BVH... đều đồng loạt tăng giá mạnh và góp phần củng cố vững sắc xanh của các chỉ số.

2,16 tỷ cổ phiếu cổ phiếu ACB sẽ bắt đầu chuyển từ sàn HNX sang niêm yết trên sàn HoSE.

2,16 tỷ cổ phiếu cổ phiếu ACB sẽ bắt đầu chuyển từ sàn HNX sang niêm yết trên sàn HoSE.

Thị trường chứng khoán sắp tới sẽ đón nhận cú “chuyển mình” mạnh mẽ của cổ phiếu Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB). Theo đó, chỉ 2 ngày nữa (ngày 9/12), 2,16 tỷ cổ phiếu cổ phiếu ACB sẽ bắt đầu chuyển từ sàn HNX sang niêm yết trên sàn HoSE. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu ACB tại HoSE là 26.400 đồng. Biên độ giá dao động trong phiên giao dịch đầu tiên là 20%.

Như vậy, ACB sẽ chào sàn HoSE với giá trị vốn hóa 57.065 tỷ đồng, tương đương 2,5 tỷ USD. Trước đó, cổ phiếu ACB có phiên giao dịch cuối cùng trên HNX vào ngày 1/12, đóng cửa ở thị giá 27.300 đồng. 

Về cơ cấu cổ đông, ACB hiện có 42.283 cổ đông trong nước chiếm tỷ lệ 70% và 30% còn lại do 74 cổ đông nước ngoài nắm giữ. Hiện, Dragon Financial Holdings Limited – quỹ thuộc Dragon Cpaital - là cổ đông lớn duy nhất của ACB đang nắm giữ 6.92% vốn (149.6 triệu cp). Còn lại 2 quỹ Sather Gate Investments Limited và Whistler Investment Limited mỗi quỹ đang nắm 4.99% vốn tại ACB.

Ông Trần Huy Hùng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị ACB cũng đang nắm giữ hơn 74 triệu cổ phiếu ACB

Ông Trần Huy Hùng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị ACB cũng đang nắm giữ hơn 74 triệu cổ phiếu ACB

Ông Trần Huy Hùng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị ACB cũng đang nắm giữ hơn 74 triệu cổ phiếu ACB (tương đương với hơn 3,42%).  Đáng chú ý, ông “bầu” đình đám một thời Nguyễn Đức Kiên cũng đang năm giữ hơn 38,2 triệu cổ phiếu ACB (tương đương với 2,96%).

Dưới sự điều hành của Chủ tịch trẻ Trần Huy Hùng, kết quả kinh doanh của ACB khá ấn tượng. Theo đó, lũy kế 9 tháng đầu năm 2020, lợi nhuận trước và sau thuế của ACB tăng 15% so với cùng kỳ, đạt hơn 6,411 tỷ đồng và hơn 5,133 tỷ đồng. Như vậy sau 9 tháng, ACB đã thực hiện được 84% so với kế hoạch 7,636 tỷ đồng lãi trước thuế cho cả năm 2020.

Có thể nói, ACB là một trong các cổ phiếu ngân hàng có mức tăng giá mạnh nhất trong năm nay. So với phiên giao dịch đầu tiên của năm 2020, đến phiên giao dịch cuối cùng niêm yết trên HNX, ACB đã tăng tới 9.755 đồng/cổ phiếu (tương đương với 55,6% giá trị).

Điều này có nghĩa, chỉ từ đầu năm đến nay những cổ đông nắm giữ cổ phiếu này sẽ có khối tài sản tăng lên chóng mặt. Điển hình như bầu Kiên, dù đang thụ hưởng án tù nhưng tài sản của đại gia một thời này cũng theo đó mà tăng cấp số nhân với hơn 55,6% giá trị.

Nguồn: [Link nguồn]

Tài sản tăng vọt, đại gia Masan ”chia sẻ” hơn nghìn tỷ đồng

VN-Index có thêm một lần thử thách vùng 1.025 điểm nhưng đã gặp phải áp lực bán khá mạnh khiến các chỉ số mau chóng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Thiên Lý ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN