Cảm ơn “Trade War” giúp Việt Nam sắp trở thành cứ điểm sản xuất iPhone

Sự kiện: iPhone

Không quốc gia nào trên trái đất được hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại của Mỹ với Trung Quốc hơn Việt Nam.

Vì thuế quan của Mỹ nhắm vào hàng nhập khẩu từ Trung Quốc khiến các công ty phải xem xét lại việc sản xuất sản phẩm của họ tại Trung Quốc. Giờ đây, nhiều công ty công nghệ lớn đang tìm cách đẩy mạnh hoạt động sản xuất tại Việt Nam, vốn đang hướng đến mục tiêu trở thành cứ điểm sản xuất smartphone và nhiều thiết bị cao cấp khác.

Việt Nam có nhiều cơ hội trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc.

Việt Nam có nhiều cơ hội trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc.

Cơ hội và thách thức

Mặc dù vậy, trước tiên, Việt Nam cần phải làm tốt hơn trong việc chế tạo các vỏ nhựa nhỏ trên tai nghe.

Vũ Hữu Thắng - ông chủ công ty Công nghệ Bắc Việt tại thành phố Bắc Ninh chuyên sản xuất các bộ phận nhựa nhỏ cho máy in Canon, nhạc cụ Korg, điện thoại di động và phụ kiện điện thoại Samsung - nói rằng công ty của ông sẽ khó cạnh tranh với các nhà cung cấp Trung Quốc, bởi ông phải mua 70 đến 100 tấn nguyên liệu nhựa nhập khẩu mỗi tháng, mà hầu hết được sản xuất tại Trung Quốc.

Theo ông Thắng, Việt Nam hiện không thể so sánh với Trung Quốc. Do thị trường Việt Nam quá nhỏ nên thật khó để lôi kéo các nhà sản xuất nhựa đặt nhà máy ở đây, dẫn đến việc mua nguyên liệu nhựa của công ty ông thường đắt hơn khoảng 5-10% so với các công ty Trung Quốc.

Bất chấp Mỹ và Trung Quốc có thể sớm tiến tới việc ký kết giải quyết vấn đề chiến tranh thương mại giữa đôi bên nhưng với nhiều công ty, mối quan hệ giữa 2 cường quốc này khiến sự hấp dẫn của Trung Quốc đối với họ trở nên mờ nhạt dần. Điều này đặc biệt rõ khi các danh mục smartphone, máy chơi game video và nhiều sản phẩm ưa thích của người tiêu dùng có khả năng nằm trong danh sách áp thuế mới của ông Trump.

Nhiều ông lớn quan tâm

Khi mà cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung leo thang, Apple đã tìm đến Việt Nam và Ấn Độ khi họ tăng cường tìm kiếm các cách để đa dạng hóa chuỗi cung ứng của mình. Nintendo đã tăng tốc chuyển đổi hoạt động sản xuất máy chơi game Switch từ Trung Quốc sang Việt Nam. Công ty điện tử Đài Loan Foxconn, một nhà máy lắp ráp iPhone lớn, cho biết vào tháng 1/2019 rằng họ đã thuê quyền sử dụng đất ở Việt Nam và đã bơm 200 triệu USD vào một công ty con ở Ấn Độ. Các đối tác Apple khác đến từ Đài Loan và Trung Quốc cũng đã chỉ ra rằng họ đang xem xét tăng cường hoạt động tại Việt Nam.

Việt Nam có khoảng 100 triệu dân.

Việt Nam có khoảng 100 triệu dân.

Mặc dù vậy, Việt Nam với gần 100 triệu dân sẽ không thay thế Trung Quốc như một trung tâm sản xuất chỉ sau một đêm. Chi phí thuê đất xây nhà máy đắt hơn, trong khi các nhà máy và nhà kho sẵn có để sử dụng thì đang thiếu. Tuyển dụng đủ nhân viên được đào tạo và quản lý là một thách thức tiềm năng khác .

Theo ông Frederick R. Burke, CEO công ty luật Baker McKenzie ở Tp. Hồ Chí Minh cho rằng, mặc dù lực lượng lao động của Việt Nam đang mở rộng thêm 1 triệu người mỗi năm, nhưng Việt Nam vẫn đang trong tình trạng thiếu hụt lao động.

Việt Nam cũng không có nhiều công ty sản xuất các linh kiện, bộ phận và vật liệu chuyên dụng như các nhà sản xuất có thể yêu cầu ở Trung Quốc.

Trần Thu Thủy, bà chủ HTMP chuyên sản xuất khuôn kim loại mà các nhà máy sử dụng để sản xuất nhựa và các bộ phận đúc, cho biết công ty cô hoàn toàn có thể chế tạo ra khuôn vỏ máy tính xách tay bằng kim loại như MacBook của Apple. Tuy nhiên, cô cho rằng công ty của mình cần cải thiện nhiều thứ trước khi hy vọng ngày đó có thể đến.

Việt Nam thực sự là lựa chọn lý tưởng?

Trước diễn biến nhiều công ty công nghệ bắt đầu quan tâm đến Việt Nam, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề nghị vào tháng trước rằng Việt Nam có thể trở thành mục tiêu tiếp theo cho chương trình áp thuế.

Đáp lại, Chính phủ nước ta cho biết sẵn sàng mong muốn có mối quan hệ thương mại đôi bên cùng có lợi với Mỹ, và nhấn mạnh nỗ lực trừng phạt các nhà xuất khẩu cố tình dán nhãn hàng hóa của mình là “Made in Vietnam” chỉ để trốn thuế Mỹ.

Samsung đã xây dựng nhà máy tại Việt Nam cách đây cả thập kỷ.

Samsung đã xây dựng nhà máy tại Việt Nam cách đây cả thập kỷ.

Có một thực tế cho thấy, trong khoảng một thập niên trở lại đây, Việt Nam đang trở thành một trung tâm lớn cho sản xuất thiết bị điện tử. Nhiều tổ hợp nhà máy trải dài trên khắp miền Bắc cho thấy đây thực sự là một cứ điểm tuyệt vời.

Trong thực tế, bản thân Samsung Electronics cũng đã hiểu được lợi thế này, chính vì vậy họ đã thành lập một nhà máy ở Bắc Ninh để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc cách đây đến… cả thập kỷ. Điều này khiến Samsung không phải lo ngại trước việc Bắc Kinh kêu gọi tẩy chay sản phẩm Hàn Quốc sau khi Seoul cho phép Mỹ đặt hệ thống phòng thủ tên lửa tại quốc gia mình vào năm 2017.

Kết quả là, Samsung đã đóng cửa tất cả trừ một trong những nhà máy smartphone của họ tại Trung Quốc. Hiện tại, khoảng 1/2 số điện thoại Samsung bán ra trên toàn thế giới có xuất xứ tại Việt Nam. Các công ty con của Samsung tại Việt Nam sử dụng khoảng 100.000 lao động đã mang về 1/3 trong tổng doanh thu 220 tỷ USD mà công ty đạt được vào năm ngoái.

Một phát ngôn viên của Samsung cho biết khoảng 90% doanh số bán hàng liên quan đến hàng hóa được vận chuyển từ Việt Nam sang các nước khác. Điều đó ngụ ý rằng, chỉ tính riêng Samsung đã chiếm 1/4 sản lượng xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2018. Thành công của Samsung tại Việt Nam đã giúp thuyết phục nhiều nhà cung cấp Hàn Quốc muốn có mặt tại đây.

Filippo Bortoletti, phó giám đốc công ty tư vấn kinh doanh Dezan Shira tại Hà Nội cho biết: “Khi bạn là một công ty lớn và bạn chuyển đến một nơi, mọi thứ sẽ theo bạn”.

Thách thức không hề nhỏ

Nhưng một số chủ doanh nghiệp tại Việt Nam cho rằng, họ cũng không hoàn toàn được lợi. Bởi lẽ, theo họ những gã khổng lồ nước ngoài khi đến Việt Nam chủ yếu vẫn sẽ làm việc chủ yếu với các nhà cung cấp mà họ đã sử dụng ở nơi khác, chỉ để lại một khoảng trống nhỏ cho các chuỗi cung ứng mới nổi tại địa phương.

Lấy ví dụ tiêu biểu với Samsung. Khi Samsung lần đầu tiên đến Việt Nam, họ đã mua một số thành phần kim loại được sử dụng trên dây chuyền lắp ráp của mình từ công ty địa phương, Vietnam Precision Mechanical Service & Trading, hoặc VPMS. Nhưng sau đó, nhiều đối tác Hàn Quốc của Samsung bắt đầu vào nước này và sau một năm, Samsung và VPMS đã ngừng làm việc cùng nhau.

Lực lượng lao động Việt Nam có tay nghề cao, nhưng thiếu kinh nghiệm.

Lực lượng lao động Việt Nam có tay nghề cao, nhưng thiếu kinh nghiệm.

Ông Nguyễn Xuân Hoàng, người sáng lập VPMS cho biết giá cả và chất lượng không phải là vấn đề, mà nó bắt nguồn từ quy mô hoạt động: Samsung cần nhiều thành phần hơn so với những gì mà VPMS có thể cung cấp.

Ông Nguyễn Xuân Hoàng, người sáng lập VPMS

Ông Nguyễn Xuân Hoàng, người sáng lập VPMS

Công ty Fitek của Vũ Tiến Cường, chuyên sản xuất thiết bị công nghiệp cho Samsung, Canon và các công ty lớn khác tại Bắc Ninh. Ông Cường thừa nhận rằng hầu hết các nhà cung cấp Việt Nam có vấn đề về chất lượng và năng suất khiến họ không thể giành được cái gật đầu từ các công ty đa quốc gia. Nhưng ông nghĩ rằng vấn đề gốc rễ là thiếu kinh nghiệm, chứ không phải là thiếu tiền hay kiến ​​thức.

“Ngày qua ngày, các cơ sở cung cấp của Việt Nam đang được cải thiện và hoàn thiện dần”, ông Cường cho biết.

Apple bắt đầu cắt giảm sản xuất iPhone cũ, dọn đường cho iPhone mới

Apple đang chuẩn bị đợt cắt giảm sản xuất iPhone nhằm chào đón sự xuất hiện của iPhone 2019.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Kiến Tường ([Tên nguồn])
iPhone Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN