Apple bị các nhà cung cấp cáo buộc "sao chép" công nghệ trái phép

Sự kiện: Apple

Mới đây, Apple đã bị cáo buộc "ăn cắp" công nghệ từ nhà cung cấp đắt tiền để cung cấp cho nhà cung cấp rẻ hơn.

Một báo cáo mới nhất khẳng định, một nhà cung cấp có thể phát triển công nghệ mới hoặc quy trình mới nhưng chỉ để Apple - hoàn toàn hợp pháp - đưa công nghệ đó cho một công ty rẻ hơn. Điều này có thể khiến công ty ban đầu bị phá sản.

Nhiều tuyên bố cho hay, việc trở thành nhà cung cấp của Apple không chắc là một thỏa thuận béo bở. Mặc dù không có bên liên quan nào trực tiếp xác nhận điều này nhưng điều bất thường là "Nhà Táo" đã đột ngột hủy bỏ hai nhà cung cấp màn hình micro LED – một trong số này đã chi 1,4 tỷ USD để xây dựng nhà máy cho công ty có trụ sở tại Cupertino.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Được biết, những công ty này không có quyền truy đòi Apple và khả năng cao là việc hủy bỏ đã được cho phép trong hợp đồng. Theo The Information, các hợp đồng điển hình của Apple cũng trao cho hãng quyền kiểm soát hoàn toàn và ít nhất là quyền đồng sở hữu đối với mọi bước trong quy trình sản xuất của nhà cung cấp.

Điều đó có nghĩa là một công ty có thể đầu tư phát triển kỹ thuật sản xuất và Apple hoàn toàn có quyền chuyển quy trình đó cho một công ty khác. Cáo buộc cho hay, "Táo Cắn Dở" Apple hoàn toàn có thể cung cấp thông tin từ các công ty Mỹ cho các nhà cung cấp ở Trung Quốc.

Chẳng hạn, vào năm 2014, GT Advanced Technologies đã hợp tác với Apple để tạo ra vật liệu màn hình chống trầy xước. Theo AppleInsider, nhà cung cấp này đã nợ gần nửa tỷ USD - tất cả đều là do nhu cầu ngày càng tăng của Apple nhưng lại bị Apple từ chối đàm phán lại.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Sau khi công ty GT Advanced Technologies tuyên bố phá sản, Apple đã lấy công thức nguyên liệu của GT Advanced Technologies phát triển và đưa cho các nhà cung cấp, bao gồm cả Biel Crystal (có trụ sở tại Hồng Kông). Theo các nhân viên cũ giấu tên, Apple cũng đã cung cấp thông tin chi tiết cho một công ty tên là Lens và sau đó đã đạt được mức giá tốt hơn.

Apple bị cáo buộc dành nhiều năm giúp nhà sản xuất màn hình BOE của Trung Quốc sánh ngang với chất lượng màn hình do Samsung sản xuất. Samsung đã đệ đơn kiện BOE vào tháng 11/2023.

Các cáo buộc chống lại Apple không làm rõ việc sử dụng các nhà cung cấp đắt tiền để tạo ra công nghệ cho các nhà cung cấp rẻ hơn như thế nào. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng, SeeYa Technologies của Trung Quốc đã được hưởng lợi từ khi được Apple chuyển thông tin chi tiết về cách Sony sản xuất kính Apple Vision Pro.

Sony đã từ chối tăng sản lượng cho kính Apple Vision Pro, buộc "Nhà Táo" phải tìm kiếm giải pháp thay thế.

Giờ đây, các công ty đang trở nên khôn ngoan hơn khi "bắt tay" với Apple, BOE đã chần chừ hơn trong việc cam kết cấp vốn đầu tư vào một cơ sở mới. BOE hiện cũng đã ký một thỏa thuận giúp Samvardhana Motherson (Ấn Độ) sản xuất kính bảo vệ iPhone và có thể mua tới 49% cổ phần của công ty đó.

Điều này xảy ra bất chấp việc BOE có mối quan hệ không mấy tốt đẹp với Apple về những thay đổi trái phép trong quá trình sản xuất màn hình iPhone.

Nguồn: [Link nguồn]

Nhiều chuyên gia trong ngành đang mong chờ phiên bản hệ điều hành iOS 18 còn hơn cả dòng iPhone 16 của Apple.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trần Vy - Apple Insider ([Tên nguồn])
Apple Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN