Trận đấu nổi bật

joao-vs-radu
Tiriac Open
Joao Fonseca
-
Radu Albot
-
taylor-vs-alejandro
BMW Open
Taylor Fritz
-
Alejandro Moro Canas
-
sebastian-vs-stefanos
Barcelona Open Banc Sabadell
Sebastian Ofner
0
Stefanos Tsitsipas
2

Giới thiệu đường đua Singapore Grand Prix

Tạm biệt chặng đua cuối cùng khu vực châu Âu tại Monza, F1 trở lại châu Á với chặng đua tại đảo quốc xinh đẹp Singapore. Đây cũng là một trong những chặng đua hiếm hoi được tổ chức vào ban đêm.

Singapore là quốc gia có diện tích nhỏ nhất châu Á và nhỏ thứ 3 trên thế giới sau Vatican và Monaco. Giành độc lập từ năm 1965, Singapore ngày nay đã trở thành một trong những quốc gia có nền kinh tế vững mạnh hàng đầu châu Á. Cuộc đua lần đầu tiên được tổ chức tại đây vào năm 1961 nhưng lại dưới tên gọi Malaysian GP. Chính quyền Singapore dư định xây một đường đua F1 nhưng khảo sát cho thấy điều kiện thổ nhưỡng ở đây không phù hợp cho việc này. Chính vì vậy, những nhà tổ chức đã quyết định tạo nên một đường đua dọc trên những con phố quanh vịnh Marina nên đường đua được lấy tên là Marina Bay Street. Năm 2007, Singapore chính thức đăng cai một chặng đua F1 và điều đặc biệt hơn, các tay đua được thi đấu dưới ánh sáng của hệ thống đèn cao áp hện đại được lắp đặt dọc theo đường đua.

Đường đua có chiều dài 5.067 km với 24 góc cua (10 bên phải và 14 bên trái). Với tính chất của một chặng đua đường phố, Singapore – cùng với Monaco – có vận tốc thuộc loại thấp nhất. Mặc dù vận tốc cao nhất có thể đạt được vào khoảng 300 km/h, vận tốc trung bình chỉ là 175 km/h. Chỉ có khoảng 50% thời gian của vòng chạy, van tiết lưu được mở tối đa. Nếu như tại Monza 2 tuần trước, lực nén ở mức thấp nhất thì tại Marina Bay, những được xe sẽ được cân chỉnh ở mức lực nén cao. Phần lớn các góc cua tại đây đều có tốc độ thấp nên lực nén cao sẽ giúp chiếc xe giữ được sự cân bằng khi vào cua và lực kéo giúp thoát cua một cách nhanh chóng.

Giới thiệu đường đua Singapore Grand Prix - 1

F1 trở lại châu Á với chặng đua tại đảo quốc xinh đẹp Singapore

Marina Bay Street không yêu cầu cao về sức mạnh động cơ nhưng với việc các góc cua ở sát nhau trải đều trên khắp chiều dài đường đua, việc tăng giảm ga liên tục có thể gây nên một số vấn đề lên động cơ. Ngoài ra, việc các góc cua gần nhau cũng tạo một áp lực mạnh mẽ lên hệ thống phanh và làm mát. Không có góc cua quá gắt nhưng việc phải phanh liên tục khiến hệ thống phanh có thể không kịp được lằm mát và các kĩ sư cần lưu ý đến yếu tố này. Giống như Monaco, có rất ít cơ hội vượt mặt tại đây. Cơ hội khả dĩ nhất là tại góc cua 90 độ số 7, nằm ngay cuối đoạn thẳng dài nhất. Góc cua 23 và 24 là hai góc cua trái liên tục, các tay đua cần phải thao tác một cách chính xác nhằm đạt được vận tốc cao trên đoạn đường thẳng sau đó. Một điểm cần chú ý là các tay đua sẽ chạy 61 vòng đua tại đây theo chiều ngươc chiều kim đồng hồ. Điều này sẽ khiến các tay đua phải thích nghi thật nhanh với hướng chạy mới. Mặc dù cuộc đua được tổ chức vào ban đêm nhưng khí hậu nhiệt đới tại Singapore đòi hỏi các tay đua phải có sự chuẩn bị thật tốt về mặt thể lực.

Pirelli sẽ mang đến Singapore các bộ lốp mềm và siêu mềm. Đây là lần thứ ba trong mùa giải hai loại lốp trên xuất hiện cùng nhau sau các chặng đua tại Monaco và Canada. Sẽ có một số người không thích những cuộc đua đường phố vì có ít những tình huống vượt mặt nhưng mùa giải F1 đang đi vào giai đoạn quyết định nên những diễn biến tại Marina Bay rất đáng được quan tâm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Fernando
F1 2024 - Đua xe công thức 1 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN