Trận đấu nổi bật

carlos-vs-grigor
Miami Open presented by Itau
Carlos Alcaraz
-
Grigor Dimitrov
-
nicolas-vs-daniil
Miami Open presented by Itau
Nicolas Jarry
0
Daniil Medvedev
2

Đua xe Formula E: Anh tài thế giới quy tụ, thách thức F1

(Tin đua xe) Trong ba tháng chờ đợi trước khi bước vào mùa giải F1 năm 2019, người hâm mộ thể thao tốc độ có một lựa chọn không mới nhưng đầy thú vị có tên Formula E. Mùa giải 2018-19 của giải đua xe điện mới vừa khởi tranh vào ngày 15/12 vừa qua. Ngoài ra, vài tháng mới mùa giải moto điện đầu tiên trong lịch sử cũng sẽ được khởi tranh.

Giải đua xe Formula E đã xuất hiện kể từ năm 2014 và năm nay là mùa giải thứ 5 trong lịch sử của Formula E. Trung bình mỗi mùa giải sẽ có từ 11 đến 14 chặng đua, với hai chặng đua cuối cùng theo thông lệ sẽ diễn ra ở cùng một địa điểm trong 2 ngày liên tiếp với format đầy đủ. Mỗi chặng đua được tổ chức trọn vẹn trong một ngày thứ 7 tuần tổ chức nhưng các sự kiện bên lề kéo dài trong 3 ngày, bắt đầu từ chiều ngày thứ 5.

Đua xe Formula E: Anh tài thế giới quy tụ, thách thức F1 - 1

Sự kiện chính chặng đua diễn ra trong trọn vẹn 1 ngày

Ngày đua như thường lệ bắt đầu với 75 phút của lượt chạy thử, chia thành 2 đợt 45 và 30 phút. Trong trường hợp diễn ra 2 ngày đua liên tiếp, ngày thứ 2 sẽ chỉ có 45 phút để các tay đua có thêm những điều chỉnh phù hợp so với ngày đầu tiên.

Sức mạnh động cơ tối đa mà mỗi chiếc xe được sử dụng tại lượt chạy này và cả vòng phân hạng là 250kW. Sau đó sẽ là lượt chạy phân hạng, phức tạp hơn đôi chút so với F1 khi Formula E chia tổng số tay đua thành 4 nhóm, tối đa 6 người/nhóm, phụ thuộc vào vị trí trên BXH của họ.

Còn với chặng đua cuối cùng, thứ tự sẽ được quyết định bởi vị trí họ kết thúc ở cuối mùa trước. Mỗi nhóm sẽ có 6 phút để thiết lập vòng chạy tốt nhất và sau đó top 6 người nhanh nhất sẽ tham dự vòng Super Pole để xác định người giành pole. Từng tay đua sẽ ra tình giờ theo thứ tự từ người chậm nhất top 6, và 3 điểm được trao cho tay lái xuất phát đầu tiên.

Cuộc đua chính (sức mạnh tối đa là 200kW) trước đây được tính theo số vòng nhưng trong mùa giải này, quãng đường chạy là 45 phút + 1 vòng, nghĩa là sau khi đồng hồ quay về 0, tay lái dẫn đầu cán đích và sẽ bắt đầu vòng đua cuối cùng của cuộc đua. Nếu như tại F1, các tay đua có sự hỗ trợ từ hệ thống DRS và KERS thì ở Formula E có FANBOOST và Attack Mode (mới ra mắt trong năm nay) là hai trợ thủ đắc lực cho mỗi tay đua trong những tình huống cạnh tranh trên đường đua.

Đua xe Formula E: Anh tài thế giới quy tụ, thách thức F1 - 2

Attack Mode – công cụ hỗ trợ mới cho các tay lái từ mùa này

Với FANBOOST, chính bạn hay bất kỳ một người hâm mộ nào đều có thể tác động vào cục diện cuộc đua, khi chúng ta sẽ bình chọn cho tay đua mình yêu mến trong giải đấu. Từ đó top 5 tay lái nhận được nhiều phiếu ủng hộ nhất mỗi chặng sẽ có thể sử dụng nguồn năng lượng thêm trong vòng 5s ở nửa sau cuộc đua.

Còn với Attack Mode tất cả đều có thể sử dụng nhưng nó đòi hỏi sự chấp nhận mạo hiểm của từng cá nhân. Mỗi đường đua đều có một khu vực kích hoạt riêng nằm ở các khúc cua và nếu muốn có thêm 25 kW năng lượng, họ phải chạy ra khỏi racing lines bình thường để vào khu vực này. Điều này khiến họ bị chậm hơn đối thủ tại đây nhưng ngược lại sẽ có thêm sức mạnh để tấn công lại sau đó.

Mùa giải 2018-19 cũng đánh dấu một bước ngoặt khi giải đấu đưa vào sử dụng chiếc xe thế hệ 2 (Gen2) với quy chuẩn hoàn toàn mới. Chiếc xe dài hơn, rộng hơn, có sức mạnh tối đa cao hơn (từ 200 lên 250kW) với tốc độ tối đa tăng lên từ 225 đến 280 km/h. Với khả năng dự trữ năng lượng gấp 2 lần của pin so với chiếc xe Gen1, hình ảnh các tay đua phải vào pit thay xe giữa cuộc đua sẽ không còn xuất hiện từ năm nay.

Đua xe Formula E: Anh tài thế giới quy tụ, thách thức F1 - 3

Jean-Eric Vergne hiện đang là nhà ĐKVĐ Formula E

Tay lái người Pháp của đội Techeetah, từng đua cho Toro Rosso trong giai đoạn 2012-2014, Jean-Eric Vergne hiện đang là nhà ĐKVĐ của Formula E, và cũng là tay lái thứ 4 đăng quang giải đấu trong 4 mùa đã qua. Đã có 2 cựu vương là những tay lái của Brazil, đó là Nelson Piquet Jr. và Lucas di Grassi, cái tên còn lại là Sebastian Buemi (Thuỵ Sĩ).

Cựu tay đua F1 Buemi cũng đang là người có nhiều chiến thắng chặng nhất với 12 lần về nhất, nhưng đã 1 năm rưỡi kể từ chiến thắng cuối cùng của anh tại Berlin, nước Đức.

Mùa giải 2018-19 năm nay sẽ là mùa giải có nhiều chặng đua nhất, tăng 1 chặng so với năm ngoái. Một số thành phố trên thế giới cũng sẽ có vinh dự lần đầu tiên được tổ chức một cuộc đua như Diriyah, Ả Rập Xê Út; Tam Á, Trung Quốc; hay Santiago, Chile.

Thực tế Trung Quốc đã từng có 2 chặng đua trước đây tại Bắc Kinh, năm nay địa điểm đã được thay đổi. Bên cạnh đó chúng ta đón chào sự trở lại của Monaco sau quãng nghỉ 1 năm còn Berlin là chặng đua duy nhất tình đến thời điểm này góp mặt ở cả 5 mùa giải.

Đua xe Formula E: Anh tài thế giới quy tụ, thách thức F1 - 4

Felipe Massa trở lại với đua xe tại Formula E

Về lực lượng tay đua, năm nay đón chào sự xuất hiện của 2 cựu tay lái F1, Felipe Massa (Brazil) và Stoffel Vandoorne (Bỉ), họ lần lượt đua cho Venturi và HWA Racelab, đội đua mới đến từ Đức. Đồng đội của Vandoorne cũng là một gương mặt mới, nhà vô địch giải DTM 2018, Gary Paffett (Anh).

Tân binh của Toro Rosso tại F1 Alexander Albon lẽ ra sẽ đầu quân cho Nissan e.dams nhưng anh đã được trao cơ hội lớn hơn như chúng ta đều đã biết, vì thế người thế chỗ anh là cựu tay lái F2 và Formula E 2015-16 Oliver Rowland (Anh).

Một cựu binh khác đến từ F1, Pascal Wehrlein cũng sẽ góp mặt tại đội đua Mahindra Racing, thế chỗ Felix Rosenqvist, người gia nhập IndyCar Series. Robin Frijns (Hà Lan) sẽ trở lại Formula E thay thế Alex Lynn tại Virgin Racing. Nick Heidfeld cũng sẽ rời khỏi giải đấu, thay thế bởi Jerome d’Ambrosio tại Mahindra còn vị trí anh để lại tại Dragon Racing được giao cho tay lái F2 2018 Maximilian Gunther.

Formula E đã và đang có những thay đổi tích cực nhằm thu hút nhiều khán giả hơn theo dõi giải đấu. Hơn nữa, với việc ngày càng thu hút nhiều cái tên nổi tiếng cùng những tài năng trẻ đến tranh tài, Formula E được kỳ vọng sẽ còn phát triển mạnh hơn trong tương lai gần.

Đua xe F1: Khát khao trở lại đỉnh cao cùng “kẻ bị ruồng bỏ”

Sau 1 năm hợp tác với Toro Rosso, Honda chắc chắn đã hiểu được triết lý của chiếc xe

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Roger Bui ([Tên nguồn])
F1 2024 - Đua xe công thức 1 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN