Trận đấu nổi bật

naomi-vs-greet
Mutua Madrid Open
Naomi Osaka
2
Greet Minnen
0
emma-vs-maria-lourdes
Mutua Madrid Open
Emma Raducanu
0
Maria Lourdes Carle
2
borna-vs-benjamin
Mutua Madrid Open
Borna Coric
2
Benjamin Hassan
1
thanasi-vs-jack
Mutua Madrid Open
Thanasi Kokkinakis
1
Jack Draper
2
sara-vs-caroline
Mutua Madrid Open
Sara Errani
2
Caroline Wozniacki
1
darwin-vs-rafael
Mutua Madrid Open
Darwin Blanch
-
Rafael Nadal
-

Đua xe F1, France GP: Giải lâu đời nhất lịch sử, chờ Sergio Perez đua Hamilton

(Tin thể thao, tin đua xe F1) Sau chỉnh sửa mới nhất về lịch thi đấu, một triple-header được tạo ra. Mở màn với GP Pháp và nối tiếp theo đó là 2 chặng đua tại Áo. Đến với chặng đua mang tính lịch sử này, điều gì đang chờ đón các tay đua.

Giải đấu France Grand Prix quốc tế đầu tiên được tổ chức vào năm 1906. Nhưng thể thao tốc độ đã tồn tại trước đó ở Pháp từ năm 1894. Trong những thập niên đầu của thế kỉ 20, tên gọi của những cuộc đua tại Mỹ và châu Âu sử dụng thuật ngữ “Prize” chỉ giải thưởng cho người thắng cuộc (như Grand Prize tại Mỹ hay Kaiserpreis – Giải thưởng của hoàng đế – tại Đức).

Trường đua trải dài trên vùng cao nguyên phía Đông Nam của Pháp

Trường đua trải dài trên vùng cao nguyên phía Đông Nam của Pháp

Trường đua đầu tiên tại Pháp được xây dựng vào năm 1925. Nằm về phía Nam Paris, Autodrome de Linas-Montlhéry là trường đua dài 12,3 km bao gồm khu vực khán đài và khu vực pit và là nơi diễn ra cơ số cuộc đua trong khoảng thời gian từ năm 1925 đến năm 1937. Trong khi Montlhéry là nơi diễn ra European GP thì France GP sẽ được tổ chức trên đường đua đường phố Reims-Gueux. Sau khi Montlhéry độc quyền tổ chức GP Pháp từ năm 1933 tới năm 1937, cuộc đua quay trở lại Reims-Gueux trong năm 1938 và năm 1939.

Chiến tranh thế giới thứ 2 nổ ra và cuộc đấu tốc độ đều phải dừng lại cho đến năm 1947, một cuộc đua diễn ra trên đường đua Parilly, trước khi trở về địa điểm quen thuộc tại Reims-Gueux. Sự kiện danh giá này tiếp tục xuất hiện tại một địa điểm mới, đường đua Rouen-Les-Essarts, vào năm 1952. Rouen cùng với Reims thay phiên nhau tổ chức GP Pháp kể từ đầu kỉ nguyên F1 hiện đại cho tới năm 1968 (trừ năm 1955, 1965 và năm 1967). Vụ tai nạn thảm khốc tại giải Le Mans tháng 6 năm 1955 đã khiến cuộc đua năm đó phải hủy bỏ.

GP Pháp năm 1965 tại đường đua Charade, nơi được ví như một Nürburgring thu nhỏ. F1 trở lại Charade trong 2 cuộc đua năm 1969 và năm 1970, và tổ chức sự kiện một lần cuối vào năm 1972 trước khi chuyển tới đường đua Paul Ricard – một đường đua mới hơn và hiện đại hơn. Những chiếc xe F1 đã quá nhanh cho đường phố công cộng. Và từ đó France GP không còn xuất hiện trên những đường đua đường phố như Reims, Rouen hay Charade nữa.

Micheal Schumacher có nhiều chiến thắng tại GP Pháp nhất (8 lần)

Micheal Schumacher có nhiều chiến thắng tại GP Pháp nhất (8 lần)

Paul Ricard cùng với đường đua Dijon-Prenois thay phiên nhau tổ chức GP Pháp từ năm 1974 cho tới năm 1984. Những năm lẻ cuộc đua sẽ diễn ra tại Dijon và Ricard sẽ là nơi tổ chức trong những năm chẵn. Paul Ricard được lựa chọn làm địa điểm tổ chức giải đấu từ năm 1985 đến năm 1990 do chính sách chỉ 1 đường đua cho mỗi giải Grand Prix tương ứng.

Sau đó, Circuit de Nevers Magny-Cours trở thành sân nhà cho GP Pháp trong 17 năm kể từ năm 1991. Vào năm 2007, 2008 France GP đã bị đưa vào lệnh dừng vô thời hạn do gặp phải vấn đề về kinh tế và liên quan tới địa điểm tổ chức cuộc đua. Tay đua Bernie Ecclestone cũng đã xác nhận cuộc đua năm 2007 sẽ là cuộc đua cuối cùng tại Magny-Cours. Tuy nhiên sau đó, kinh phí tổ chức được hoàn thiện và sự kiện năm 2008 tại Magny-Cours mới là France GP cuối cùng trước khi giải đấu trở lại 10 năm sau đó.

Sau cơ số lần đàm phán, thương lượng, không một kế hoạch nào được thông qua để có thể hồi sinh GP Pháp. Cho đến năm 2016, Paul Ricard cùng với France GP được thông báo sẽ chính thức trờ lại vào năm 2018 và đường đua hiện tại đang nắm giữ hợp đồng tổ chức cho tới ít nhất là năm 2022. Và ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã khiến cuộc đua năm 2020 phải hủy bỏ nhưng sẽ trờ lại vào mùa giải 2021.

Sơ đồ đường đua

Sơ đồ đường đua

Đường đua Paul Ricard được xây dựng từ năm 1969 tại La Castellet, và có cuộc đua diễn ra 2 năm sau đó. Sau khi giải đấu được chuyển tới Magny-Cours từ năm 1991, Paul Ricard giới hạn cho những cuộc đua moto.

Đường đua Grand Prix hiện tại (1C-V2) có chiều dài 1 vòng đua là 5,842 km với địa hình cao nguyên bằng phẳng và đoạn thẳng Mistral đặc trưng dài 1,8 km. Ngoài ra, nơi đây còn nổi bật với khu vực run-off Blue Zone – một hỗn hợp từ nhựa đường và tungsten (wolfram) – và Red Zone khác với bãi sỏi thông thường.

Đến với France GP sẽ là 53 vòng đua tất cả với tổng quãng đường là 309,69 km. Paul Ricard có 2 khu vực DRS tất cả, lần lượt nằm trên đoạn thẳng xuất phát/về đích và kéo dài từ sau khúc cua thứ 7 tới đầu khúc cua thứ 8. Thành tích fastest lap hiện tại là 1 phút 32,74 giây do Sebastian Vettel thiết lập năm 2019.

Lựa chọn lốp của Pirelli

Lựa chọn lốp của Pirelli

Lựa chọn lốp được đưa ra giống với cuộc đua năm 2019, 3 loại nằm giữa tương ứng C2 cho lốp Hard, C3 cho lốp Medium và C4 cho lốp Soft. Chiến thuật 1 dừng từ lốp Medium sang lốp Hard đã được cả 3 tay đua trên bục podium năm 2019 áp dụng. Sự xuống cấp của lốp diễn ra khá chậm và trong sector 1 và 2, các loại lực tác động lên lốp khá cân bằng.

Lewis Hamilton và Max Verstappen đều đã bỏ lỡ cơ hội ghi điểm tại Baku vừa rồi. Với chiến thắng đầu tiên tại Red Bull – cũng là thứ 2 trong sự nghiệp, Sergio Perez đã vươn lên vị trí thứ 3 trên bảng xếp hạng. 32 điểm phía sau Hamilton và 36 điểm với Verstappen, tay đua Mexico sẽ là nhân tố bất ngờ trong những cuộc đua tới.

Nguồn: [Link nguồn]

Đua xe F1, Azerbaijan GP: Hamilton sau 3 năm mới mất điểm, ”Bò húc” có người hùng mới

(Tin thể thao, tin đua xe F1) Azerbaijan GP đã đem đến những bất ngờ thú vị khi cặp đôi đua vô địch đều trắng tay trong...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đức Nghĩa ([Tên nguồn])
F1 2024 - Đua xe công thức 1 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN