Báo Pháp đưa tin về SEA Games: Tò mò với 4 môn thi đấu độc lạ

Sự kiện: Thể thao

(Tin thể thao, tin SEA Games) Tờ báo Pháp France24 đưa tin về Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games) đang diễn ra ở Campuchia.

Dẫn nguồn AFP Sport, tờ báo Pháp France24 đăng tải bài viết về "Kun Bokator và Teqball - môn thể thao kỳ lạ của SEA Games", bên cạnh đó họ còn ngạc nhiên về Arnis (võ gậy) và Chinlone (bóng tròn).

Kun Bokator. Được cho là có từ hơn 1.000 năm trước, Kun Bokator có lẽ là môn võ thuật tinh túy nhất của Campuchia. Thi đấu uyển chuyển, kết hợp các đòn cùi chỏ, đánh ống chân, khóa và vật, môn chơi này được ra mắt tại SEA Games 32, một năm sau khi được ghi vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO.

Kun Bokator. Được cho là có từ hơn 1.000 năm trước, Kun Bokator có lẽ là môn võ thuật tinh túy nhất của Campuchia. Thi đấu uyển chuyển, kết hợp các đòn cùi chỏ, đánh ống chân, khóa và vật, môn chơi này được ra mắt tại SEA Games 32, một năm sau khi được ghi vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO.

Teqball. Môn chơi kết hợp giữa bóng đá và bóng bàn cũng có lần đầu tiên được đưa vào thi đấu biểu diễn tại SEA Games 32 đang diễn ra ở Campuchia. Thực ra đây là nội dung được phát minh tại Hungary từ năm 2012. Thi đấu một chiếc bàn cong đặc biệt, nội dung này là sự kết hợp giữa bóng đá và bóng bàn, đòi hỏi sự nhanh nhẹn, dẻo dai và thuần thục kĩ năng vô lê bóng.

Teqball. Môn chơi kết hợp giữa bóng đá và bóng bàn cũng có lần đầu tiên được đưa vào thi đấu biểu diễn tại SEA Games 32 đang diễn ra ở Campuchia. Thực ra đây là nội dung được phát minh tại Hungary từ năm 2012. Thi đấu một chiếc bàn cong đặc biệt, nội dung này là sự kết hợp giữa bóng đá và bóng bàn, đòi hỏi sự nhanh nhẹn, dẻo dai và thuần thục kĩ năng vô lê bóng.

Arnis (võ gậy). Môn võ sử dụng gậy của Philippines trở lại vào năm 2023, trước đó được thi đấu tại SEA Games 2005 và 2019, khi nước này đăng cai giải. Hai VĐV mặc áo giáp và đội mũ bảo hiểm cố gắng đánh nhau bằng chiếc gậy làm bằng mây. Arnis và Kun Bokator không phải là hai môn võ trong phạm vi quốc gia được áp dụng tại SEA Games, còn có Vovinam (võ Việt Nam) hay Pencak Silat của Indonesia.

Arnis (võ gậy). Môn võ sử dụng gậy của Philippines trở lại vào năm 2023, trước đó được thi đấu tại SEA Games 2005 và 2019, khi nước này đăng cai giải. Hai VĐV mặc áo giáp và đội mũ bảo hiểm cố gắng đánh nhau bằng chiếc gậy làm bằng mây. Arnis và Kun Bokator không phải là hai môn võ trong phạm vi quốc gia được áp dụng tại SEA Games, còn có Vovinam (võ Việt Nam) hay Pencak Silat của Indonesia.

Chinlone (bóng tròn). Trò chơi của người Myanmar sử dụng chân để tâng bóng (trái cầu mây) kết hợp với nhảy múa. Sáu người chơi tâng bóng khỏi mặt đất bằng cách sử dụng bất kỳ bộ phận nào của cơ thể ngoại trừ tay. Trò chơi ra mắt tại SEA Games 2013, ban tổ chức Campuchia không đưa môn chơi này thi đấu tại giải năm nay.

Chinlone (bóng tròn). Trò chơi của người Myanmar sử dụng chân để tâng bóng (trái cầu mây) kết hợp với nhảy múa. Sáu người chơi tâng bóng khỏi mặt đất bằng cách sử dụng bất kỳ bộ phận nào của cơ thể ngoại trừ tay. Trò chơi ra mắt tại SEA Games 2013, ban tổ chức Campuchia không đưa môn chơi này thi đấu tại giải năm nay.

Chính thức công bố 5 VĐV Việt Nam dính doping, bị tước 2 HCV SEA Games 31

Cả 5 VĐV Việt Nam bị Hội đồng thể thao Đông Nam Á xác định dương tính với doping ở SEA Games 31 đều thuộc đội tuyển điền kinh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo QH ([Tên nguồn])
Thể thao Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN