Có 50 triệu đồng tiền tiết kiệm có nên bỏ việc để kinh doanh?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

“Dịch Covid khiến việc làm của tôi bấp bênh, thu nhập giảm sút, tôi không biết có nên bỏ việc và lấy hết số tiền 50 triệu đồng tiết kiệm đem kinh doanh online hay không?”

Đó là tâm sự của chị Nguyễn Hoài Thu, 24 tuổi, đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Sau khi đi làm gần 2 năm, cô tiết kiệm được 50 triệu đồng. Số tiền này Thu gửi ngân hàng để “ăn” lãi suất.

“Lãi suất không đáng bao nhiêu nên tôi cũng không quan tâm lắm. Sẵn có kinh nghiệm làm content marketing cùng dịch Covid làm công việc bấp bênh, giảm sút thu nhập nên cũng muốn bỏ việc về kinh doanh online.

Tôi biết số tiền của mình hiện không nhiều để có thể tự kinh doanh. Nhưng đi xin việc thời điểm dịch này, tôi e là sẽ không được công việc như mong muốn. Thà tự làm cho bản thân từ bây giờ, gây dựng thương hiệu để phát triển về sau”, Thu cho hay.

Có 50 triệu đồng tiền tiết kiệm có nên bỏ việc làm kinh doanh? Ảnh minh họa. 

Có 50 triệu đồng tiền tiết kiệm có nên bỏ việc làm kinh doanh? Ảnh minh họa. 

Cô dự định sẽ bán hàng thời trang online bởi cô tự nhận thấy bản thân có con mắt thẩm mỹ, biết phổi kết hợp các đồ với nhau và cô cũng biết một số đầu mối nhập hàng giá cả phải chăng.

“Tuy nhiên, tôi lại chưa có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực bán hàng nên cũng đắn đo. Tôi cũng không biết với số tiền này liệu có đủ xoay sở với kế hoạch kinh doanh này hay không? Hay tôi sẽ tiếp tục làm thuê để lấy kinh nghiệm dù lương thấp, mấy năm sau trang bị nhiều kiến thức mới kinh doanh?”, Thu nói.

Chia sẻ quan điểm cá nhân, anh Nguyễn Dương – một nhân viên văn phòng - ủng hộ ý kiến bỏ việc về kinh doanh. Theo anh, công việc bấp bênh mà thu nhập không ra sao thì nên nghỉ việc về kinh doanh. Việc làm đúng đam mê mới có thể thành công được. Tuy nhiên, anh khuyên cô gái nên tìm hiểu thật kỹ về thị trường và mặt hàng kinh doanh vì anh thấy thị trường thời trang rất nhiều, khó cạnh tranh.

Đồng quan điểm, chị Như Ý (Hà Nội) cũng cho rằng khi có ý tưởng thì nên thực hiện, cố gắng theo đuổi. “Lần đầu có thể thất bại nhưng lại là tiền đề cho những lần sau. Nếu cạn kiệt quá, bạn quay lại làm thuê để tích lũy kiến thức, kinh nghiệm và tiền bạc được cơ mà. Còn cả đời đi làm thuê không bao giờ giàu được mà chỉ đủ sống mà thôi”, chị nói.

Anh Đức – một người làm kinh doanh 5 năm, lại cho rằng làm thuê hay làm chủ đều có những ưu và nhược điểm riêng. Việc tự kinh doanh được là quá tốt, nhưng con đường ban đầu rất gian nan.

Đơn cử một số khó khăn như làm riêng quá sớm khiến bạn có ít mối quan hệ, ít vốn dễ bị “ngộp”. Tuổi trẻ chưa nhiều kinh nghiệm nên rất hiếu thắng, dễ thất bại. Nhưng khi thất bại, việc trở lại làm thuê lại rất khó khăn. Và “phí học” cũng không nhỏ. Nhưng bù lại, bạn sẽ biết nhiều vì một mình phải tự tìm hiểu để tồn tại, trải nghiệm nhiều và tự chủ về thời gian.

Còn theo một số người khác, số tiền 50 triệu đồng nên đầu tư vào một kênh nào đó: chứng khoán, vàng, các khóa học kỹ năng...  Sau 1-2 năm, vốn ổn định và kiến thức, kỹ năng nắm chắc mới nên kinh doanh.

Nói về vấn đề này, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho hay trong năm 2021, kinh doanh online vẫn được ưa chuộng nếu đảm bảo chất lượng, giá cả phù hợp và có cơ chế xử lý tiền thanh toán đáng tin cậy. Quay trở lại câu chuyện trên, ông cho rằng kinh doanh lại phụ thuộc vào “cái duyên” và sự lựa chọn của từng người nên không thể đưa ra được lời khuyên trong trường hợp này.

Nguồn: [Link nguồn]

Có 100 triệu đồng nên kinh doanh hay gửi tiết kiệm?

Nếu có trong tay 100 triệu đồng, bạn sẽ đem tất cả đi gửi tiết kiệm lấy lãi hay bỏ ra kinh doanh?

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN