Biến động sàn tỷ phú Việt Nam: Vingroup bỏ xa “đối thủ”, VietjetAir trở lại đường đua

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Tuần qua, Chủ tịch Vingroup vẫn giữ vững ngôi vị đầu bảng trong khi đó, bà Nguyễn Thị Phương Thảo bất ngờ quay trở lại top 5 nhờ giá cổ phiếu VJC của Vietjet Air lại tăng thêm 3,04%.

Một tuần giao dịch kể từ 27/09 đến 01/10 trôi qua, tỷ phú giàu nhất Việt Nam Phạm Nhật Vượng lại tiếp tục có thêm một tuần tích lũy tài sản bằng việc có thêm 1.500 đồng trong khối tài sản là cổ phiếu VIC do ông sở hữu.

Kết thúc tuần giao dịch, giá cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup tăng nhẹ 0,8% lên 87.700 đồng/cp sau 3 phiên tăng và 2 phiên giảm. Theo đó, giá trị cổ phiếu do ông Phạm Nhật Vượng nắm giữ đã đạt mức 189.073 tỷ đồng. Dù cho giá cổ phiếu VIC có biến động mạnh như thế nào, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup vẫn luôn giữ ngôi vị người giàu nhất sàn chứng khoán nói riêng và Việt Nam nói chung bởi sự cách biệt quá lớn với phần còn lại.

Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup dẫn đầu Top 5 tỷ phú giàu nhất sàn chứng khoán với số giá trị tài sản lên đến 184,074 tỷ đồng.

Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup dẫn đầu Top 5 tỷ phú giàu nhất sàn chứng khoán với số giá trị tài sản lên đến 184,074 tỷ đồng.

Trong khi đó, người đứng thứ hai trong Top 5, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long đã trở thành người kiếm tiền nhanh nhất trong tuần qua. Với 3 phiên tăng, 1 phiên giảm, và một phiên đứng giá, cổ phiếu HPG đóng cửa tuần qua ở mức giá 53.400 đồng/cp, mức giá cao nhất kể từ sau khi lập đỉnh giá vào đầu tháng 6/2021.

Như vậy, ông Trần Đình Long đã có thêm 2.246 tỷ đồng chỉ trong tuần qua nhờ HPG khởi sắc trở lại, nâng giá trị tài sản của “vua thép” lên con số 46.137 tỷ đồng.

Ngược lại, việc cổ phiếu MSN của Masan Group đánh mất nhịp tăng giá khiến cho hai tỷ phú Hồ Hùng Anh và Nguyễn Đăng Quang cùng đánh mất hơn 600 tỷ đồng dù cho MSN đã có tới 3 phiên tăng giá. Bên cạnh đó, giá cổ phiếu TCB của Techcombank tiếp tục giảm theo xu hướng chung của nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng góp phần kéo tài sản của hai đại gia này giảm sút.

Cụ thể, MSN và TCB lần lượt giảm 1,68% (còn 140.000 đồng/cp) và 3,16% (còn 49,000 đồng/cp) khiến tài sản của Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh giảm 664 tỷ đồng, còn lại 37.031 tỷ đồng.

Trong khi đó, giá trị tài sản của Chủ tịch Masan Group Nguyễn Đăng Quang tại TCB và MSN cũng sụt giảm 628 tỷ đồng, còn 36.260 tỷ đồng. Hiện tại hai tỷ phú này lần lượt chia nhau vị trí thứ ba và thứ tư trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán.

Sự thay đổi duy nhất trong Top 5 diễn ra trong tuần qua là việc Tổng Giám đốc Vietjet Air Nguyễn Thị Phương Thảo và Chủ tịch Novaland Bùi Thành Nhơn một lần nữa hoán đổi vị trí cho nhau.

Với giá trị tài sản 32.889 tỷ đồng, bà Nguyễn Thị Phương Thảo đã quay trở lại Top 5.

Với giá trị tài sản 32.889 tỷ đồng, bà Nguyễn Thị Phương Thảo đã quay trở lại Top 5.

Theo đó, bất chấp việc HDB của HDBank giảm giá 2,54% nhưng giá cổ phiếu VJC của Vietjet Air lại tăng thêm 3,04% khiến bà Nguyễn Thị Phương Thảo từ vị trí thứ 6 đã lọt vào Top 5. Hiện bà Thảo đang có khối tài sản trị giá 32.900 tỷ đồng từ HDB và VJC, tăng 867 tỷ đồng so với tuần trước đó. Trong khi đó, ông Bùi Thành Nhơn sau khi đánh mất hơn 300 tỷ đồng đã phải nhường vị trí thứ 5 quen thuộc trong Top 5 cho bà Thảo. Hiện giá trị tài sản của Chủ tịch Novaland tại NVL là 32.386 tỷ đồng.

Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa trải qua tuần giảm điểm thứ hai liên tiếp với thanh khoản giảm. Cụ thể, kết thúc tuần giao dịch từ 27/9 - 1/10, VN-Index giảm 16,28 điểm xuống 1.334,89 điểm; HNX-Index giảm 2,69 điểm xuống 356,49 điểm.

Thanh khoản trong tuần qua suy giảm so với tuần trước đó và thấp hơn mức trung bình 20 phiên gần nhất, với khoảng 22.100 tỷ đồng giao dịch mỗi phiên trên hai sàn.

Tính trong cả tuần, giá trị giao dịch trên HOSE giảm 11% xuống 95.928 tỷ đồng, tương ứng với khối lượng giảm 23,3% xuống 3.217 triệu cổ phiếu; giá trị giao dịch trên HNX giảm 20,9% xuống 14.841 tỷ đồng tương ứng với khối lượng giảm 26,5% xuống 699 triệu cổ phiếu.

Phần lớn các nhóm ngành cổ phiếu đều giao dịch tiêu cực và kết tuần trong sắc đỏ. Cổ phiếu ngân hàng giảm mạnh nhất với 3,9% giá trị vốn hóa. Hàng loạt cổ phiếu trong nhóm này giảm như: ACB giảm 1,6%, BID giảm 2,3%, TCB giảm 3,2%, SHB giảm 3,3%, VCB giảm 3,6%, MBB giảm 4,4%, VPB giảm 4,6%, CTG giảm 6,2%...

Tiếp theo là nhóm dược phẩm và y tế với mức giảm 2% giá trị vốn hoá. Các cổ phiếu trụ cột trong nhóm như: DHG giảm 3,1%, TRA giảm 3,4%, DCL giảm 7,3%...

Ngành tài chính giảm 1,8% giá trị vốn hóa, do các cổ phiếu thuộc nhóm bất động sản như: NVL giảm 1%, NLG giảm 2,2%, VHM giảm 3,3%...; các mã nhóm chứng khoán như:VND và SHS đều giảm 5,9%, SSI giảm 6,2%, HCM và SHS đều giảm 7,3%, VCI giảm 7,7%.

Các ngành còn còn lại như hàng tiêu dùng giảm 1,3% giá trị vốn hóa, ngành dịch vụ tiêu dùng cũng giảm 1,3%, công nghệ thông tin giảm 0,7%, công nghiệp giảm 0,1%.

Ở chiều ngược lại, ngành tiện ích tăng mạnh nhất với 9,8% giá trị vốn hóa, nhờ các trụ cột trong nhóm như GAS tăng 13,7%, POW tăng 6,9%... Tiếp theo là ngành dầu khí tăng 5,1% giá trị vốn hóa, với các cổ phiếu như: PVD tăng 10,8%, BSR tăng 8%, PVS tăng 7,9%, OIL tăng 5,9%, PLX tăng 3,8%... Ngành nguyên vật liệu tăng 2,5% giá trị vốn hóa, nhờ các cổ phiếu như: HPG tăng 5,1%, HSG tăng 3%...

Nguồn: [Link nguồn]

Có 2 tỷ trong tay, tôi có thể mua nhà đất nội thành Hà Nội?

Nhu cầu về nhà ở tại Hà Nội luôn rất cao, giá bán nhà ở Thủ đô từ lâu luôn ở mức “ngất ngưởng”. Vậy, với 2...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hương Anh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN