13 cặp vợ chồng quyền lực sáng lập nên những thương hiệu toàn cầu (P.2)

Sự kiện: Kinh Doanh

Hôn nhân và kinh doanh sẽ là cơn ác mộng với nhiều người nếu như cùng song hành. Nhưng 13 cặp vợ chồng quyền lực sau đã chứng minh điều ngược lại.

[...Tiếp phần trước]

7. Cặp đôi Tamara and Simon Hill-Norton: Thương hiệu Sweaty Betty

13 cặp vợ chồng quyền lực sáng lập nên những thương hiệu toàn cầu (P.2) - 1

Sweaty Betty được thành lập ở Anh và nổi như cồn ở quốc gia này, nhưng không thể phủ nhận tầm ảnh hưởng quốc tế của thương hiệu này.

Tamara và Simon Hill-Norton bắt đầu mở cửa hàng đầu tiên vào năm 1998, vừa hay bắt kịp xu hướng người người đến phòng tập, nhà nhà đến phòng tập.

37 triệu bảng (tương đương 48.25 triệu USD) là doanh thu của Sweaty Betty và con số này không có dấu hiệu dừng lại.

 8. Cặp đôi Missy and Scott Tannen: Thương hiệu Boll & Branch

13 cặp vợ chồng quyền lực sáng lập nên những thương hiệu toàn cầu (P.2) - 2

Việc khởi nghiệp của cặp đôi này cũng bắt đầu từ việc bối rối và thất vọng khi chọn mua các sản phẩm chăn ga gối trên thị trường.

Boll & Branch chuyên sản xuất các sản phẩm làm từ bông hữu cơ cùng với giá cả phải chăng, sử dụng chuỗi cung ứng có thể truy xuất và theo dõi. Chẳng thế mà đây là thương hiệu chăn ga gối đầu tiên được chứng nhận bởi Fair Trade.

9. Cặp đôi Gordon and Carole Segal: Thương hiệu Crate & Barrel

13 cặp vợ chồng quyền lực sáng lập nên những thương hiệu toàn cầu (P.2) - 3

Trở về từ tuần trăng mật ngọt ngào ở Caribbean, cặp đôi sáng lập ra Crate & Barrel đã mở cửa hàng đầu tiên tại Chicago vào năm 1962. Ý định ban đầu chỉ là bán những sản phẩm gia dụng đơn giản, có tính thiết kế giống như những sản phẩm họ mang về từ chuyến đi.

Từ một cửa hàng nhỏ, Crate & Barrel chuyên hàng nội thất và đồ gia dụng đã có hơn 80 cửa hàng trên khắp nước Mỹ và đang mở rộng ra thị trường quốc tế. Công ty cũng sở hữu hai nhãn hiệu khác nữa là CB2 và The Land of Nod.

10. Cặp đôi Eric Malka and Myriam Zaoui: Thương hiệu The Art of Shaving

13 cặp vợ chồng quyền lực sáng lập nên những thương hiệu toàn cầu (P.2) - 4

Năm 1995, Zaoui nhận thấy Malka bị dị ứng mỗi lần cạo râu. Vì thế cô tự mày mò làm ra một loại nước cạo râu chiết xuất từ thiên nhiên cho anh.

Năm sau, cặp đôi này chính thức mở cửa hàng Art of Shaving đầu tiên ở New York để giới thiệu sản phẩm. Họ mong muốn việc cạo râu đơn giản của cánh mày râu trở thành một trải nghiệm dễ chịu chứ không phải công việc nhàm chán.

Năm 2009, công ty được bán cho Procter and Gamble sau 22 năm điều hành bởi Malka và Zaoui. Nhưng tên của các sản phẩm không hề thay đổi, nó như một biểu tượng trong không gian chải chuốt, chăm sóc của cánh mày râu.

11. Cặp đôi Eric and Susan Gregg Koger: Thương hiệu ModCloth

13 cặp vợ chồng quyền lực sáng lập nên những thương hiệu toàn cầu (P.2) - 5

Năm 2002, với sự giúp đỡ của bạn trai, nay là chồng Eric Koger, Susan Gregg Koger đã bán những chiếc váy vintage đầu tiên được làm ra từ căn phòng ngủ tập thể tại Đại học Carnegie Mellon.

Một mình Susan hoàn thiện các đơn đặt hàng, còn Eric xây dựng trang web. Ngày nay, các sản phẩm của ModCloth đã tiếp cận và thu hút hàng triệu tín đồ thời trang trên toàn thế giới.

Doanh thu đạt 150 triệu USD một năm và ModCloth được Jet.com mua lại vào tháng 3/2017.

12. Cặp đôi Brian and Kari Holmes: Thương hiệu Pad & Quill

13 cặp vợ chồng quyền lực sáng lập nên những thương hiệu toàn cầu (P.2) - 6

Brian và Kari Holmes đã hợp tác với các thợ thủ công địa phương sản xuất bao da iPad từ năm 2010. 7 năm sau, họ vẫn giữ vững cam kết, làm việc cùng những người thợ ở địa phương để cho ra những sản phẩm phụ kiện công nghệ bằng da dưới tên Pad & Quill.

70% sản phẩm được sản xuất tại Mỹ và đạt doanh thu 2.5 triệu USD vào năm 2016. Brian cho rằng sản xuất ở nước ngoài sẽ mang đến nhiều lợi nhuận hơn nhưng sản xuất tại Mỹ lại đảm bảo chất lượng hơn. Mà đây mới chính là điều kiện tiên quyết giữ chân khách hàng.

13. Cặp đôi Doris and Don Fisher: Thương hiệu Gap

13 cặp vợ chồng quyền lực sáng lập nên những thương hiệu toàn cầu (P.2) - 7

Doris and Don Fisher đã mở cửa hàng đầu tiên bán quần jean Levi’s và đĩa nhạc thu âm vào năm 1969. Cái tên Gap xuất phát từ cụm "generation gap" nói về sự khác biệt thế hệ giữa người lớn và trẻ em.

Công ty đi vào hoạt động chính thức từ năm 1973 và sở hữu thêm các nhãn hiệu Banana Republic, Old Navy và Athleta.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Theo Hương Giang (Theo Business Insider) ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN