Trồng cây, sử dụng tinh dầu đuổi muỗi trong mùa sốt xuất huyết: Lợi bất cập hại?

Trước tình hình dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, cách phòng chống tốt nhất vẫn là diệt muỗi và ngăn ngừa muỗi đốt. Đối với nhà có trẻ nhỏ và vật nuôi, không thể sử dụng thuốc diệt muỗi có chứa hóa chất. Vì vậy, biết được một số cách tự nhiên để đuổi muỗi là vô cùng hữu ích.

Trồng cây, sử dụng tinh dầu đuổi muỗi trong mùa sốt xuất huyết: Lợi bất cập hại? - 1

Một người có thể bị nhiễm sốt xuất huyết nhiều lần, vì vậy những người đã từng mắc bệnh cũng không được chủ quan. Bên cạnh việc gây khó chịu với vết cắn ngứa, muỗi cũng gây nguy cơ lây nhiễm bệnh sốt xuất huyết và sốt rét.

Tinh dầu xả - “khắc tinh” của muỗi

Bên cạnh những giải pháp truyền thống như phun thuốc diệt muỗi, đốt hương muỗi, thuốc bôi ngoài da… thì tinh dầu sả chanh được xem là sản phẩm ăn theo “nóng” nhất mùa dịch sốt xuất huyết hiện nay. Chị Thanh Hương (ở Đống Đa, Hà Nội) cho biết, nhà ở tầng 9 chung cư nên gia đình không có thói quen mắc màn khi đi ngủ. Tuy nhiên, gần đây trong nhà xuất hiện khá nhiều muỗi. Để tránh cho đứa con nhỏ mới 5 tuổi không bị rơ

“Tìm hiểu trên mạng tôi thấy nhiều quảng cáo nói đến công dụng tuyệt đối an toàn của tinh dầu sả chanh sả. Mùi thơm tinh dầu có tác dụng xua đuổi chứ không diệt muỗi, do đó không gây hại đến sức khỏe con người. Vì thế, tôi đã đầu tư mua bộ đèn xông và tinh dầu hết gần 700.000 đồng. Hơn 1 tháng qua trong nhà tôi lúc nào trong nhà cũng có mùi thơm dịu mát sả chanh”, chị Hương nói.

Tuy nhiên, do nhu cầu lớn từ phía người tiêu dùng nên thị trường nguồn cung cũng rất đa dạng từ xuất xứ đến giá tiền. Dạo qua những tiệm thuốc tây hoặc những shop bán đồ tiêu dùng cho mẹ và bé, người mua dễ dàng nhận được rất nhiều lời tư vấn về sản phẩm tinh dầu sả chanh đuổi muỗi.

Thậm chí khách hàng chỉ cần ngồi tại nhà đặt mua hàng online từ các trang quảng cáo hay những Fanpage trên mạng xã hội Facebook. Điều đáng nói là ngoài giá cả chênh lệch khá nhiều thì chất lượng sản phẩm cũng không đồng nhất. Khách mua hàng chủ yếu dựa vào lời cam kết “không hóa chất và siêu an toàn cho trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai”.

Theo tờ Asia one, tinh dầu khuynh diệp, sả, tinh dầu trà và hoa oải hương là một số loại tinh dầu đuổi muỗi. Tránh sử dụng tinh dầu hương trái cây vì muỗi thích mùi trái cây. Nên tạo một loại thuốc chống côn trùng tự nhiên với hỗn hợp tinh dầu trong chai xịt, khuếch tán tinh dầu bằng máy xông tinh dầu hoặc xoa lên cơ thể trước khi đêm xuống. Luôn luôn kiểm tra các loại dầu cho phù hợp trên vật nuôi hoặc trẻ em trước khi sử dụng

Không chỉ dựa vào tinh dầu sả, trà, nhiều gia đình nếu nhà có vườn sẽ chọn giải pháp trồng cây đuổi muỗi sẽ giúp ích rất nhiều. Một số loại cây chống muỗi nhiệt đới sẽ phát triển tốt trong khí hậu đầy nắng của chúng ta, gồm: bạc hà, cúc vạn thọ, cây hoa cứt lợn, cỏ sả và cỏ bạc hà mèo. Vò lá của những cây này để giải phóng mùi thơm và để ở hành lang, ban công và ở cửa sổ hoặc chà xát lên quần áo.

Không cẩn thận sẽ thành “con dao hai lưỡi”

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Bay- nguyên Trưởng Khoa Y học cổ truyền (Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh), mùi vị của cây sả chanh làm tê liệt thần kinh của muỗi và khiến chúng bị mất phương hướng. Do đó, tinh dầu sả chanh cũng có tác dụng rất tốt trong việc xua đuổi muỗi, phòng chống sốt xuất huyết.

Tuy nhiên, bác sĩ Bay cũng khuyến cáo, trên thị trường có nhiều loại tinh dầu giá rẻ, thường là hương liệu tổng hợp. Một số chất trong tạo mùi thơm có độc tính đối với cơ thể như toluen, aceton, focmaldehit… có thể gây ung thư, dị tật bẩm sinh, vô sinh, gây tổn thương hệ thần kinh.

Vị bác sĩ này cũng lưu ý, những sản phẩm có mùi càng thơm, hương lưu lâu càng chứa nhiều hóa chất. Nguy hại nhất là tinh dầu thơm hóa học có nguồn gốc dạng benzene đa vòng thơm và các dẫn chất của benzene.

PGS Bay cũng nhấn mạnh, Benzene là một hóa chất có trong danh sách các chất được công nhận có thể gây ung thư trên con người. Nếu làm việc ở nơi có quá nhiều vật dụng chứa benzene, hít thở không khí chứa nhiều benzene lâu ngày có thể bị tổn thương não không hồi phục, mờ mắt, nhức đầu kinh niên hay ngất xỉu.

Còn Th.BS Nguyễn Trung Cấp- Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho rằng, việc sử dụng tinh dầu nồng độ cao có thể gây ra phỏng. Đặc biệt, với người có bệnh hen suyễn mãn tính, da dễ phản ứng nhạy cảm, gia đình có trẻ sơ sinh không nên sử dụng hoặc tiếp xúc với tinh dầu.

“Người dùng tinh dầu loại này sẽ tạo nên chất dư thừa và có thể phản tác dụng”, PGS Bay nhấn mạn.

Theo các chuyên gia, một loại tinh dầu không dùng quá 3 tuần, tránh dùng hàng ngày để da không bị phụ thuộc, giảm hiệu quả. Nếu dùng tinh dầu hỗn hợp có thể dùng liên tiếp trong 3 tháng nhưng không quá 6 tháng.

Các chuyên gia lưu ý, người lần đầu sử dụng nên thực hiện một bài test bằng cách nhỏ một giọt tinh dầu nguyên chất vào 10ml nước ấm rồi lắc đều. Sau đó thoa lên vùng da mỏng nhất để thử phản ứng trong vòng 24 giờ.

Cạo gió khi bị sốt xuất huyết sẽ làm tăng sự xuất huyết dưới da.

Cạo gió khi bị sốt xuất huyết sẽ làm tăng sự xuất huyết dưới da.

Người bệnh bị sốt xuất huyết có nên dùng kháng sinh?

Hiện tại, sốt xuất huyết chưa có vaccine và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên việc chăm sóc đúng cách cho người bị sốt xuất huyết (SXH) vô cùng quan trọng.

Người bệnh bị SXH nên ăn các món ăn mềm, dễ tiêu như cháo, súp, không nên ăn đồ ăn quá nóng; bù nước rất quan trọng, uống nước Oresol, nước đun sôi để nguội, sữa, nước trái cây từ 1-2,5 lít/ngày tùy độ tuổi.

Người bệnh nên vệ sinh sạch sẽ, không nên tắm nước quá lạnh hoặc quá nóng. Hạn chế vận động, đi lại nhẹ nhàng để tránh bị xuất huyết nội tạng.  Thuốc hạ sốt an toàn nhất cho bệnh nhân SXH là Paracetamol dạng đơn độc, liều dùng tùy theo lứa tuổi.

Ngoài ra, việc dùng kháng sinh với bệnh nhân SXH là điều hoàn toàn không cần thiết. Dùng kháng sinh không đúng cách ở bệnh nhân SXH thậm chí có thể làm tăng độc tính trên gan, thận, gây ảnh hưởng tiêu cực tới tình trạng người bệnh.

- Không nên cạo gió cho bệnh nhân theo phương pháp dân gian vì cạo gió dùng lực và dầu nóng làm tổn thương cơ và giãn mạch sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.

Liên quan đến việc cạo gió, xông hơi cho người bệnh bị SXH, ThS. BS Nguyễn Nguyên Huyền, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW, cho biết cạo gió, xông hơi là phương pháp truyền thống thường sử dụng cho người bệnh bị cảm cúm. Phương pháp này có thể có hiệu quả với bệnh nhân bị cúm hoặc cảm thông thường.

Tuy nhiên, khi bị SXH, bệnh nhân sẽ bị yếu thành mạch và giảm tiểu cầu. Do vậy, nếu người bệnh được cạo gió thì sẽ làm tăng sự xuất huyết dưới da, các thành mạch sẽ bị vỡ và tiểu cầu giảm, bệnh nhân bị chảy máu dưới da rất nhiều. Vì vậy, khi bị SXH, người bệnh không được cạo gió.

“Người bệnh không nên sử dụng phương pháp này, bởi không những không có tác dụng gì với bệnh SXH mà còn làm giãn mạch, chảy máu mũi”- BS Huyền khuyến cáo.

Biết những mẹo đuổi muỗi cực hay này, bạn khỏi lo mắc sốt xuất huyết

Hãy thử áp dụng các cách đơn giản sau, bạn sẽ phải ngạc nhiên vì hiệu quả không ngờ của nó.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đỗ Hợp ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN