Sai lầm "chết người" khi dùng những loại thuốc này điều trị sốt xuất huyết

GS.TS.Nguyễn Văn Kính, Giám đốc BV Nhiệt đới Trung ương cảnh báo, khi bị sốt xuất huyết, việc dùng thuốc hạ sốt không thể vội vàng và tuyệt đối không dùng aspirin để hạ sốt.

Các chuyên gia cảnh báo, khi xuất hiện những dấu hiệu sốt cao liên tục, mệt lả, nôn, buồn nôn nhiều, vật vã hoặc li bì, đau bụng nhiều, đau tức vùng gan, tiểu ít; Có các chảy máu bất thường: Chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da, kinh nguyệt bất thường, nôn ra máu hay đi ngoài phân đen... phải đến ngay cơ sở y tế.

GS.TS.Nguyễn Văn Kính, Giám đốc BV Nhiệt đới Trung ương cho biết, khi bị sốt xuất huyết, việc dùng thuốc hạ sốt không thể vội vàng và tuyệt đối không dùng aspirin để hạ sốt.

Trong sốt xuất huyết tuyệt đối không được dùng aspirin cho cả người lớn và trẻ em.

Trong sốt xuất huyết tuyệt đối không được dùng aspirin cho cả người lớn và trẻ em.

BS Kính lý giải, aspirin cũng là loại thuốc hạ sốt, giảm đau tốt, nhưng bác sĩ không kê cho bệnh nhân SXH dùng.

Nhiều người bệnh lại tự ý dùng những thuốc hạ sốt, giảm đau aspirin, ibuprofen… Những loại thuốc này tuy có chức năng hạ sốt nhưng lại có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu, chống đông máu. Nếu bệnh nhân sử dụng chúng để điều trị sốt xuất huyết sẽ gây kích ứng xuất huyết dạ dày dữ dội, giảm tiểu cầu, khó cầm máu khi bị xuất huyết, rối loạn đông máu và nguy hiểm đến tính mạng.

Do vậy, trong sốt xuất huyết tuyệt đối không được dùng aspirin cho cả người lớn và trẻ em.

Thuốc ibuprofen, mefenamic acid, cùng có tác dụng ngăn sự tập kết tiểu cầu, chống đông máu. Do vậy, tuyệt đối không uống hai loại thuốc kể trên khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết.

Theo GS Kính, khi bị sốt xuất huyết, chỉ dùng paracetamol: Khi dùng với liều điều trị (thấp hơn nhiều so với liều trên) trong thời gian ngắn (2-5 ngày để hạ sốt) thì paracetamol không gây độc cho cả người lớn lẫn trẻ em.

Liều dùng trong điều trị sốt xuất huyết như sau: Một lần: 15mg/kg thể trọng (750mg cho người 50kg). Một ngày: 2-3 lần (1.500mg-2.250mg).

Đặc biệt, khi bị sốt xuất huyết không được dùng kháng sinh. Nhiều người nghĩ dùng kháng sinh nhằm làm yếu vi rút, nhưng không đúng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho kháng thể tiêu diệt vi rút bằng cách thực bào nhưng lại làm cho vi rút phát triển nên việc dùng kháng sinh không có ý nghĩa. Hơn nữa, trong sốt xuất huyết, máu bị cô đặc, dùng nhiều kháng sinh bao vây sẽ làm cho nồng độ kháng sinh máu cao, dễ gây biến chứng.

Cần làm gì khi bị sốt xuất huyết?

Nếu sốt xuất huyết ở những ngày đầu và chưa có dấu hiệu cảnh báo chỉ cần theo dõi, uống thuốc hạ sốt, bù nước đường uống hoặc truyền nếu có chỉ định của bác sĩ…

Nếu người bệnh được chẩn đoán sốt xuất huyết thì cần được làm các xét nghiệm công thức máu, tiểu cầu hằng ngày để bác sĩ có thể đánh giá mức độ bệnh và có hướng điều trị theo đúng phác đồ của Bộ Y tế, tránh tình trạng người bệnh phải vào viện quá muộn, gây những biến chứng đáng tiếc.

Nếu người bệnh đến ở giai đoạn đầu, chỉ cần hướng dẫn họ theo dõi, uống oresol bù dịch.

Nếu người bệnh ở ngày thứ 4, thứ 5 của bệnh, có xuất huyết, tiểu cầu giảm nhiều hoặc tổn thương gan, thận thì phải nhập viện để chăm sóc và điều trị.

Lúc đó người bệnh sẽ được truyền dịch để giảm cô đặc máu, theo dõi truyền khối tiểu cầu nếu có chỉ định, được bồi phụ nước và điện giải đầy đủ, đo mạch, huyết áp thường xuyên với sự chăm sóc của các nhân viên y tế.

Khi bệnh nhân có biểu hiện sốc dengue cần truyền dịch.

Sốt xuất huyết có thể lây qua đường tình dục!

Virus sốt xuất huyết được tìm thấy trong tinh dịch một người đàn ông Ý mắc bệnh và các nghiên cứu sau đó đã xác nhận...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Dịch sốt xuất huyết Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN