Trà xanh: "Nguy hiểm khôn lường" nếu uống theo những cách này

Trà xanh được coi là một trong những thức uống rẻ tiền và lành mạnh nhất. Uống trà xanh thường xuyên có thể đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời, giúp tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa nguy cơ bệnh tật.Thế nhưng món đồ uống tưởng rất lành này lại cũng có những "đại kỵ" cần lưu ý.

Trà xanh: "Nguy hiểm khôn lường" nếu uống theo những cách này - 1

Bảo vệ và cải thiện chức năng não

Trà xanh không chỉ giúp bạn tỉnh táo mà còn có thể giúp tăng cường chức năng não. Thành phần hoạt chất quan trọng là caffein, là một chất kích thích, tuy không nhiều như cà phê, nhưng đủ để tạo ra phản ứng mà không gây ra hiệu ứng bồn chồn liên quan đến việc hấp thụ quá nhiều caffeine.

Caffeine có thể cải thiện các khía cạnh khác nhau của chức năng não, bao gồm tâm trạng, sự phản ứng và trí nhớ.

Tuy nhiên, caffeine không phải là hợp chất tăng cường trí não duy nhất trong trà xanh. Nó cũng chứa axit amin L-theanine có thể làm tăng hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh, có tác dụng chống lo âu. Nó cũng làm tăng dopamine và sản xuất sóng alpha trong não.

Các nghiên cứu cho thấy rằng caffeine và L-theanine có thể có tác dụng hiệp đồng. Điều này có nghĩa là sự kết hợp của cả hai có thể có tác dụng đặc biệt mạnh mẽ trong việc cải thiện chức năng não.

Do chứa L-theanine và một lượng nhỏ caffein, trà xanh có thể mang lại cho bạn cảm giác nhẹ nhàng và khác biệt hơn nhiều so với cà phê. Và nhiều người cho biết họ có năng lượng ổn định hơn và làm việc hiệu quả hơn nhiều khi họ uống trà xanh so với uống cà phê.

Trà xanh không chỉ có thể góp phần cải thiện chức năng não trong thời gian ngắn mà còn có thể bảo vệ não của bạn khi bạn già đi.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng các hợp chất catechin trong trà xanh có thể có nhiều tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh trong ống nghiệm và mô hình động vật, có thể hỗ trợ làm giảm nguy cơ sa sút trí tuệ, một chứng rối loạn thoái hóa thần kinh phổ biến ở người cao tuổi.

Hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tim mạch

Các nghiên cứu cho thấy trà xanh có thể cải thiện một số yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tim và đột quỵ, bao gồm cải thiện mức cholesterol toàn phần và mức cholesterol LDL (xấu).

Trà xanh cũng làm tăng khả năng chống oxy hóa của máu, giúp bảo vệ các phần tử LDL khỏi quá trình oxy hóa, một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tim.

Trà xanh giúp tăng cường đốt cháy chất béo

Theo nghiên cứu, trà xanh có thể tăng cường đốt cháy chất béo và thúc đẩy trao đổi chất.

Caffeine cũng có thể cải thiện hiệu suất thể chất bằng cách huy động các axit béo từ mô mỡ để sử dụng làm năng lượng.

Việc trà xanh có thể thúc đẩy tỷ lệ trao đổi chất trong thời gian ngắn, điều đó có ý nghĩa là nó có thể giúp bạn giảm cân.

Hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường

Một số nghiên cứu cho thấy trà xanh có thể hỗ trợ làm giảm nhẹ lượng đường trong máu. Nó cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường loại 2.

Bệnh đái tháo đường loại 2 liên quan đến việc lượng đường trong máu tăng cao, có thể do kháng insulin hoặc không có khả năng sản xuất insulin. Và trà xanh có thể cải thiện độ nhạy insulin và giảm lượng đường trong máu.

Một nghiên cứu ở các cá nhân Nhật Bản cho thấy những người uống trà xanh nhiều nhất có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường loại 2 thấp hơn khoảng 42%.

Hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư

Trà xanh có chất chống oxy hóa mạnh có thể bảo vệ cơ thể chống lại bệnh ung thư. Nhiều nghiên cứu cho thấy những người uống trà xanh có nguy cơ mắc các loại ung thư thấp hơn như: ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại trực tràng.

Ngăn ngừa các loại ung thư khác nhau, bao gồm ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư ruột kết, ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư gan, bệnh bạch cầu và ung thư da liên quan đến ánh sáng mặt trời.

Tốt cho sức khỏe răng miệng

Chất catechin trong trà xanh cũng có lợi cho sức khỏe răng miệng. Các nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy catechin có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây hình thành mảng bám, nguyên nhân hàng đầu gây ra hôi miệng và sâu răng.

Tuy nhiên, nếu tiêu thụ quá nhiều trà có thể cản trở sự hấp thụ sắt bởi chất tannin đồng thời có thể gây xỉn màu răng khi chúng tích tụ trên men răng.

Trầm cảm, bệnh gan nhiễm mỡ không chứa cồn (NAFLD), bệnh viêm ruột (viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn), giảm cân và điều trị rối loạn dạ dày, nôn mửa, tiêu chảy, nhức đầu, loãng xương.

Một số phụ nữ uống trà xanh để phòng ngừa mụn cóc sinh dục, sự phát triển của các tế bào bất thường trong cổ tử cung và ung thư cổ tử cung.

Bệnh Parkinson, bệnh tim và mạch máu, tiểu đường, huyết áp thấp, hội chứng mệt mỏi mạn tính, sâu răng, sỏi thận và tổn thương da.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng túi trà xanh để làm dịu da bị cháy nắng và ngăn ngừa ung thư da do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Túi trà xanh cũng được sử dụng để làm giảm bọng mắt, giúp đôi mắt giảm mệt mỏi hoặc đau đầu và ngăn lợi chảy máu.

Một số người súc miệng bằng trà xanh để phòng cảm lạnh và cúm.

Những người dưới đây không nên uống trà xanh để bảo vệ sức khỏe:

Người bị táo bón

Trà xanh chứa phenol có tác dụng co niêm mạc dạ dày và đường ruột. Tác dụng này sẽ vô cùng có lợi với những người muốn giảm cân nhưng lại vô cùng bất lợi với người bị táo bón.

Vì khi niệm mạc dạ dày và đường ruột bị co lại sẽ khiến bạn bị khó tiêu làm tình trạng táo bón trở nên nặng thêm.

Trẻ em dưới 3 tuổi

Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi sẽ bị thiếu máu nếu sử dụng trà xanh . Điều này là vô cùng có hại. Vì trong trà xanh có chứa axit tannic khi kết hợp với chất sắt sẽ tạo nên phản ứng có hại cho cơ thể khiến lượng sắt yếu đi.

Trong khi sắt là “nguyên liệu” chính để tạo thành máu. Vì vậy, không nên cho trẻ nhỏ dưới 3 tuổi uống nước trà xanh .

Người suy nhược thần kinh và mất ngủ

Trà xanh gây hưng phấn thần kinh vì chứa caffeine nó sẽ khiến bạn tỉnh táo hơn khi làm việc hay muốn tập trung vào vấn đề nào đó. Nhưng nó sẽ khiến bạn bị mất ngủ khi các thần kinh trung ương bị “đánh thức” khi sử dụng vào ban đêm.

Và tất nhiên những người mắc bệnh mất ngủ và suy nhược thần kinh không nên uống trà xanh vì nó sẽ khiến bệnh của bạn trở nên trầm trọng hơn.

Người bị viêm loét dạ dày

Lượng axit trong dạ dày của bạn sẽ tăng lên khi uống trà xanh. Điều này khiến tình trạng viêm loét dạ này phát triển, bệnh nặng hơn.

Người bị bệnh tim và cao huyết áp

Thần kinh trung ương bị kích thích mạnh khi bạn uống nhiều trà, làm tim đập nhanh, huyết áp tăng lên. Đây là điều vô cùng bất lợi với người mắc bệnh tim và cao huyết áp. Thậm chí nó có thể gây ra chứng đột quỵ cho người bệnh.

Phụ nữ mang thai, cho con bú

Trà chứa hơn 30% axit oxalic, hạn chế niêm mạc dạ dày hấp thu sắt, kết hợp với phân tử sắt trong ruột và dạ dày tạo nên chất cặn không hấp thu được. Chất caffeine trong trà làm tăng nhịp tim, tăng áp lực tim và thận, kích thích nước tiểu, gây ngộ độc thai kỳ, ảnh hưởng đến sức khỏe của bào thai nên phụ nữ đang mang thai không nên uống trà.

Người sốt cao

Chất caffein trong trà xanh sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc hạ sốt. Do đó, bạn không nên uống trà xanh cùng với thuốc trong thời gian bị sốt cao.

Người bị suy dinh dưỡng

Trà có tác dụng phân giải lipid, người suy dinh đưỡng mà uống nhiều trà lại càng thiếu hụt dinh dưỡng hơn.

Người bị bệnh gan

Chất caffeine chủ yếu được điều tiết qua gan để thoát ra ngoài cơ thể. Nếu bạn tiêu thụ lượng caffeine lớn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến gan. Đặc biệt là những người bị tổn thương hay mắc các bệnh về gan.

Người bị sỏi đường tiết niệu

axit oxalic trong trà sẽ kết hợp với canxi trong nước tiểu khiến chúng không thể thoát được ra ngoài mà lắng đọng, kết tủa thành sỏi đường tiết niệu.

Ngoài ra, nên chú ý những điều sau:

Uống trà ngay sau bữa ăn

Trà xanh rất là tốt cho sức khỏe, nhưng không phải lúc nào sử dụng trà cũng tốt đâu bạn nhé. Bởi trà xanh có nhiều axit tanna. Uống trà ngay sau bữa ăn sẽ khiến cho các protein và sắt có trong thức ăn kết hợp với axit tanna trong trà sẽ gây ra hiện tượng khó tiêu, giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng của thức ăn.

Uống nước trà đã pha để lâu

Nước trà xanh để lâu sẽ khiến cho lượng caffeine tăng lên, khi bạn uống trà này sẽ có cảm giác khó chịu. Chắc các bạn cũng thấy, nước trà sau khi pha vài tiếng sẽ bị xỉn màu, và đặc biệt là các vitamin B và C bị đã bị phân hủy. Trà xanh để lâu thì lượng axit tannic tăng lên. Và đây chính là nguyên nhân gây nên bệnh gút, bệnh tăng axit uric. Vì thế, nước trà xanh pha để lâu các bạn tuyệt đối không nên sử dụng nữa nhé. Tốt nhất, các bạn nên uống trà ngay sau khi pha 4-5 phút.

Uống trà quá đặc

Trà đặc có chứa hàm lượng caffein khá là cao. Nên khi uống sẽ khiến kích thích thần kinh, tăng độ hưng phấn. Nếu uống trà, đặc biệt là trà đặc trước khi đi ngủ sẽ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Không chỉ vậy, trà đặc còn là nguyên nhân làm giảm khả năng hấp thụ sắt trong thức ăn. Hiện tượng này lâu ngày sẽ là nguyên nhân dẫn đến bệnh thiếu máu.

Nhai/nuốt lá trà

Thói quen nhai sống lá trà và nuốt không hề tốt chút nào các bạn nhé. Bởi khi nhai, thành phần đường có trong lá trà xanh sẽ bị phân giải do nhiệt độ trong miệng. Và đây là cách mà các bạn đang tạo ra các chất benzopyrene gây ung thư làm nguy hiểm đến sức khỏe.

Uống trà lúc đói

Nhiều người có thói quen uống trà xanh lúc đói. Điều này rất là có hại cho sức khỏe đấy các bạn nhé. Trà sẽ làm loãng dịch vị, giảm chức năng tiêu hóa và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm dạ dày. Có nhiều trường hợp uống trà lúc đói dẫn đến hiện tượng say trà.

Uống trà sau khi ăn thịt dê, thịt chó

Đối với các loại thực phẩm giàu đạm như thịt dê và thịt chó. Nếu sau khi ăn mà uống trà ngay thì các axit tannic trong trà sẽ kết hợp với protein để tạo thành tannalbin. Tannalbin là thành phần có tác dụng giữ nước, không tốt cho đại tiện. Nghiêm trọng hơn là có thể dẫn đến táo bón và không tốt cho sức khỏe.

Dùng trà để uống thuốc

Nếu bạn có thói quen dùng trà để uống thuốc hoặc là sau khi uống thuốc uống trà ngay thì hãy dừng lại ngay nhé. Bởi các thành phần trong trà xanh và thuốc sẽ xảy ra phản ứng hóa học. Phản ứng này sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc và cơ thể khó hấp thụ hơn.

Nguồn: [Link nguồn]

Uống trà và cà phê có thể giảm nguy cơ đột quỵ, sa sút trí tuệ

Những người uống nhiều cà phê hoặc trà có nguy cơ đột quỵ thấp hơn 32% và nguy cơ sa sút trí tuệ thấp hơn 28% so với...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hạ Vy ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN