Người trẻ mắc COVID-19 cũng có thể diễn biến nặng

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Việt Nam đã có 25 bệnh nhân COVID-19 tử vong, trong đó có 3 người tuổi đời 33, 37 và 47 đều có sẵn bệnh nền.

Điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Hà NộiẢnh: TTXVN

Điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Hà NộiẢnh: TTXVN

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư, nói: “Nhiều người nghĩ COVID-19 chỉ tấn công mạnh vào những người cao tuổi hoặc có bệnh lý nền làm nguy cơ tử vong tăng cao, còn với người trẻ khi mắc bệnh này cũng chỉ như cảm cúm thông thường. Đây là một luận điểm hoàn toàn sai lầm.

Trên thực tế, tất cả những người mắc COVID-19 đều có nguy cơ diễn biến nặng”. Bác sĩ chỉ ra một ca bệnh điển hình là bệnh nhân 42 tuổi ở Hà Nội, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư. Khoảng 3 ngày sau khi nhập viện, các triệu chứng của bệnh nhân mỗi lúc một nặng dần. Ban đầu chỉ là đau người giống như cảm cúm, cổ họng ngứa râm ran. Sau đó, cả cơ thể bệnh nhân luôn trong trạng thái mỏi mệt nặng nề, đau đầu kéo dài, sốt rất cao kèm khó thở…

“Khả năng tấn công của virus SARS-CoV-2 có thể xâm nhập vào nhiều cơ quan phủ tạng, trong đó tổn thương phổi là cơ bản và diễn biến trầm trọng với cả người già, người trẻ. Tuy nhiên, nguy cơ tử vong khi mắc COVID-19 xảy ra nhiều hơn ở người cao tuổi, người suy giảm miễn dịch và mắc các bệnh mạn tính kèm theo”, ông Cấp cho biết.

GS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi T.Ư, cho biết, SARS-CoV-2 tấn công phổi, làm bệnh nền tiến triển nặng thêm, kéo theo suy hô hấp, khiến người bệnh tử vong nhanh chóng. Do đó, không chỉ người tuổi cao, sức khỏe yếu, mà cả người trẻ mắc bệnh nền khi nhiễm SARS-CoV-2 cũng khó chống cự.

“Ở nước ta, số ca COVID-19 tử vong ở người trẻ đều có sẵn các bệnh nền, như suy tim, suy thận, đái tháo đường, tăng huyết áp, béo phì… COVID-19 chỉ như “giọt nước tràn ly”, khiến các bệnh sẵn có tiến triển nặng hơn”, ông Nhung nói.

Bác sĩ Khổng Tiến Bình, Trưởng khoa Nội, Can thiệp tim mạch - hô hấp (Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức), cho biết, tăng huyết áp là căn bệnh rất nguy hiểm và người mắc bệnh này ngày càng trẻ hóa. Bệnh viện Nhi T.Ư trước đây trung bình một năm chỉ ghi nhận 5-10 trẻ mắc đái tháo đường týp 1, nhưng 4-5 năm trở lại đây đã ghi nhận tới 100 trẻ. Những bệnh mạn tính không lây đang ngày càng trẻ hóa do lối sống công nghiệp, lười vận động, chế độ ăn uống thiếu khoa học…

Nguồn: [Link nguồn]

Vì sao một số bệnh viện vẫn “bỏ lọt” bệnh nhân COVID-19?

Một số bệnh nhân COVID-19 đã bị “bỏ lọt” sau đó họ tiếp tục di chuyển trong cộng đồng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thái Hà ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN