Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh: Tuyệt đối không để người nghi nhiễm COVID-19 tự ý di chuyển

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Một số bệnh nhân COVID-19 đã bị “bỏ lọt” sau đó họ tiếp tục di chuyển trong cộng đồng.

Vừa qua, một số bệnh nhân COVID-19 trước khi được xét nghiệm dương tính đã đi khám với các dấu hiệu nghi ngờ nhưng đã bị một số bệnh viện "bỏ lọt" sau đó, bệnh nhân tiếp tục di chuyển trong cộng đồng và có rất nhiều người trở thành F1 của ca bệnh.

PGS.TS.Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh làm việc với BV E

PGS.TS.Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh làm việc với BV E

Liên quan đến những trường hợp này, PGS.TS.Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh đề nghị tất cả các bệnh viện cần phải rà soát lại toàn bộ những trường hợp ở các khoa bệnh nặng, quyết liệt không để người nhà vào chăm sóc. Tại những khu bệnh nhân nặng phải tuyệt đối cách ly, phân luồng để giữ an toàn tại đây.

Về việc phân luồng, cách ly người nghi nhiễm, Cục Quản lý khám, chữa bệnh đã yêu cầu các bệnh viện thuộc bộ, ngành có người bệnh đến khám rút kinh nghiệm việc sàng lọc, phân luồng, cách ly, lấy bệnh phẩm xét nghiệm và quản lý các ca nghi nhiễm COVID-19, tuyệt đối không để người nghi nhiễm COVID-19 tự ý di chuyển.

Toàn quốc thực hiện nghiêm các công điện và hướng dẫn của Ban chỉ đạo Quốc gia, Bộ Y tế ban hành.

PGS.TS.Lương Ngọc Khuê cho biết, trong thời gian qua Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế đã kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 và công tác tiếp đón, sàng lọc người bệnh tại một số địa phương. Kết quả kiểm tra có những bệnh viện chưa triển khai tích cực hoặc có triển khai nhưng chưa đúng theo các nguyên tắc sàng lọc, phân loại, cách ly người bệnh COVID-19 như các hướng dẫn của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch.

Tuyệt đối không để người nghi nhiễm COVID-19 tự ý di chuyển

Theo ông Khuê, tại cơ sở khám, chữa bệnh, công tác kiểm soát nhiễm khuẩn có vai trò quan trọng trong phòng ngừa lây nhiễm SARS-CoV-2 để tiêu diệt mầm bệnh, cắt đứt vector lây truyền.

Các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm quan trọng đó là: Phân luồng người có – không có nguy cơ nhiễm; Sàng lọc phát hiện nguồn có nguy cơ lây nhiễm; Giãn cách người – người; Cách ly nguồn lây; Vệ sinh hô hấp, Vệ sinh tay; Phòng hộ cá nhân; Vệ sinh môi trường; Khử khuẩn tiệt khuẩn dụng cụ y tế, đồ vải; Xử lý rác thải lây nhiễm; An toàn sinh học xét nghiệm.

Do đó, các cơ sở y tế phải nâng cấp các biện pháp phòng, chống dịch. Tất cả người đến khám có biểu hiện nghi ngờ hoặc tiền sử dịch tễ chưa rõ ràng đều cần được chỉ định xét nghiệm SARS-CoV-2 ngay hoặc cách ly, chuyển tuyến. Với các bệnh viện chưa có xét nghiệm chẩn đoán virus cần đặc biệt lưu ý đến các triệu chứng lâm sàng bất thường, Xquang phổi, CT Scan phổi để sớm xét nghiệm chẩn đoán xác định. Bảo đảm đầy đủ phương tiện trang phục phòng hộ đạt chuẩn.

Trường hợp cấp cứu chưa khai thác được yếu tố nguy cơ thì kíp cấp cứu phải mang đầy đủ trang phục phòng hộ như khi cấp cứu người nhiễm. Bố trí các phòng khám theo nguyên tắc ở khu vực bên ngoài các khối nhà chính, khối nhà nội trú. Hạn chế tối đa nhận các trường hợp bệnh thông thường mà tuyến dưới thực hiện được. Rà soát, bố trí, sắp xếp hợp lý nhân lực.

Bộ Y tế cũng yêu cầu đặt biển cảnh báo, trước cửa phòng khám, bệnh nhân có biểu hiện viêm đường hô hấp cấp và các khu vực quan trọng, có dải ngăn cách ngăn riêng lối đi tới phòng khám để chỉ dẫn bệnh nhân, giúp bệnh nhân có thể nhanh chóng tới đúng phòng khám; Bố trí lối đi riêng cho người bệnh, đồ nhiễm và lối đi riêng cho nhân viên y tế, đồ sạch.

Tất cả người bệnh đến khám chưa khai thác được đầy đủ thông tin dịch tễ phải được coi như người nghi nhiễm; Nhân viên y tế phải mang đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân khi đón tiếp, khám chữa bệnh cho người bệnh nghi nhiễm; Cơ sở y tế có trách nhiệm bảo đảm cung cấp đầy đủ trang phục phòng hộ cho nhân viên y tế khi khám người nghi nhiễm.

Cơ sở y tế có trách nhiệm bảo đảm cung cấp đầy đủ trang phục phòng hộ cho nhân viên y tế khi khám người nghi nhiễm.

Bố trí thùng gom chất thải có đạp chân hoặc không tiếp xúc với bàn tay khi loại bỏ chất thải để ở mọi chỗ tiếp đón, khu vực chờ, khu vực thăm khám, các buồng điều trị, nhà vệ sinh, nhà tắm.

Cung cấp cồn khử khuẩn tay và khẩu trang ở mọi điểm tiếp đón người bệnh và khu vực nhà vệ sinh; Luôn để xà phòng rửa tay với tờ hướng dẫn quy trình rửa tay tại các bồn rửa tay; Không sử dụng các đồ dùng vật dụng khó/không làm sạch được: đồ chơi, tạp chí và các vật dụng dùng chung khác (bút, kẹp giấy, điện thoại tại khu vực chờ của bệnh nhân); Tại khu vực chờ của phòng khám: sắp xếp người bệnh ngồi cách nhau ít nhất 2 mét, bố trí khu vực chờ riêng cho đối tượng có nguy cơ cao như người cao tuổi, người có bệnh nền, phụ nữ có thai.

Phải cách ly ngay người có biểu hiện nghi nhiễm COVID-19

Bộ Y tế cũng yêu cầu người có biểu hiện nghi nhiễm COVID-19 cần được bố trí cách ly tạm thời tại khu vực thông thoáng, ít người qua lại hoặc phòng áp lực âm (nếu có).

Nhân viên y tế tham gia thăm khám cho bệnh nhân rời khỏi buồng khám sớm nhất có thể khi kết thúc công việc;  Làm sạch buồng và các thiết bị y tế sau khi khám bệnh nhân với dung dịch làm sạch phù hợp (dung dịch chứa clo hoạt tính 0,05%, cồn 60-80%, hydrogen peroxide 0,5%).

Khử khuẩn ống nghe, nhiệt kế, băng đo huyết áp sau sử dụng trên mỗi bệnh nhân; Phương pháp không động chạm khi loại bỏ chất thải liên quan tới chất tiết hô hấp. Khử khuẩn và làm sạch thường xuyên theo quy trình đã được khuyến cáo để loại bỏ SARS-CoV-2 trong các cơ sở y tế kể cả khu vực chăm sóc người bệnh có thực hiện thủ thuật tạo khí dung; Quản lý dụng cụ, đồ vải, đồ ăn, chất thải theo quy trình thường quy của bệnh viện.

Nguồn: [Link nguồn]

Bộ Y tế công bố thêm 1 ca mắc COVID-19 ở Hà Nội

Sáng 20/8, Bộ Y tế cho biết, ca mắc COVID-19 mới là bệnh nhân 87 tuổi, từng đến khám và điều trị tại Bệnh viện E.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN