Làm sao để không giảm "ham muốn" khi mắc ung thư vú?

Sự kiện: Ung thư Ung thư vú

Theo chuyên gia, ung thư vú, nếu được phát hiện sớm sẽ không bị giảm khả năng “yêu”.

Làm sao để không giảm "ham muốn" khi mắc ung thư vú? - 1

Ung thư vú, nếu phát hiện và điều trị sớm sẽ không giảm khả năng "yêu" của phụ nữ

Nhiều phụ nữ lo ngại, nếu mắc ung thư vú, họ sẽ bị giảm ham muốn tình dục và khó giữ được hạnh phúc vợ chồng. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, nếu bệnh được phát hiện sớm, chị em sẽ không bị giảm khả năng “yêu”.

PGS.TS.TTND Đoàn Hữu Nghị, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Hà Nội khuyến cáo: “Ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất, người bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được tầm soát”.

Theo bác sĩ Nghị, điều đáng lo ngại hơn, người Việt Nam, đặc biệt là ở các tỉnh thường không có thói quen khám sức khoẻ định kỳ, số người tầm soát ung thư còn rất hạn chế. Đó là lý do khiến hơn 70% các trường hợp phát hiện ung thư khi bệnh đã ở giai đọan muộn, không thể cứu chữa.

“Khám muộn mới chính là nguyên nhân khiến ung thư trở thành bản án tử hình”, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Hà Nội cảnh báo.

Theo bác sĩ Nghị, nếu được phát hiện sớm, 90% phụ nữ bị căn bệnh ung thư vú cướp đi mạng sống đã có thể thoát nạn. Phát hiện sớm không chỉ là chìa khóa để thoát bệnh mà còn giảm thiểu chi phí điều trị, mang lại những điều tích cực cho tâm lý người bệnh.

Theo chuyên gia, một phụ nữ mắc bệnh ung thư vú có thể phẫu thuật bảo toàn mà không phải cắt bỏ vú, không làm giảm ham muốn tình dục.

Làm sao để không giảm "ham muốn" khi mắc ung thư vú? - 2

PGS.TS.TTND Đoàn Hữu Nghị, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Hà Nội

Cũng theo bác sĩ Nghị, ung thư vú sẽ không bị mất đi gò bồng đào khi ở giai đoạn sớm, khối u còn nhỏ, hoàn toàn có thể bảo tồn tuyến vú bằng cách cắt bỏ rộng khối u bảo tồn tuyến vú kết hợp xạ trị gia tốc. Kỹ thuật này đã được áp dụng từ nhiều năm nay tại Bệnh viện K Trung ương và nhiều bệnh nhân vẫn sống khỏe mạnh tới hiện tại sau khi thực hiện kỹ thuật.

Nếu phải cắt bỏ tuyến vú, vẫn có 2 cách để giữ vẻ quyến rũ cho chị em. Cách thứ nhất, có thể đặt túi nước đệm dưới ngực, vẫn tạo được hình hài bầu ngực đẹp. Kỹ thuật này được nhiều cơ sở y tế thực hiện. Cách thứ 2 là dùng chính da thịt của chị em để tái tạo lại phần ngực đã bị cắt. Thông thường người ta tái tạo bằng cách chuyển vạt da ở bụng hoặc lưng đắp đổ giống như vú bên kia. Các kỹ thuật này hiện nhiều bệnh viện ở Việt Nam có thể làm được.

Dấu hiệu ung thư vú

Theo PGS.TS.TTND Đoàn Hữu Nghị, ngoài phát hiện khối u để nhận biết ung thư vú còn có những dấu hiệu sau:

- Sưng tấy: Đôi lúc khối u nằm ẩn sâu dưới ngực, ngay cả phụ nữ cũng không cảm giác được nó. Nó có thể làm thay đổi hình dạng, kích cỡ của ngực và có thể gây đau đớn ở 6% phụ nữ.

- Núm vú thay đổi: Vài bệnh ung thư gây đảo ngược hoặc co rút núm vú, khiến đầu ngực lún vào trong. Thông thường, đó là vì có một khối bất thường phát triển bên trong ngực, khiến ngực thay đổi hình dáng.

- Tiết sữa: Nếu không phải đang trong thời gian cho con bú, nhưng núm vú đột nhiên tiết sữa mà không cần động chạm, đặc biệt là kèm theo chảy máu, chỉ ảnh hưởng tới một bên ngực, phụ nữ nên đi khám bác sĩ.

- Da thô, đóng vảy: Một mảng da bị khô, đóng vảy hoặc thô dày hơn bình thường có thể là dấu hiệu của ung thư vú.

Ở vài người, các kênh dẫn từ phần trong ngực tới da bị tắc nghẽn, dẫn tới da bên ngoài thay đổi, khiến ngực trông như bị tróc vảy màu cam.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Ung thư Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN