Ðiểm mặt nguy cơ gây đột quỵ

Sự kiện: Đột quỵ

Có một số yếu tố đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ đột quỵ. Tuy nhiên, nếu các yếu tố nguy cơ được phát hiện sớm và quản lý tốt có thể giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ của bạn.

Đột quỵ nhẹ và cơn thiếu máu cục bộ não thoáng qua: Một cơn thiếu máu cục bộ não thoáng qua (TIA) là một cơn đột quỵ có thể đảo ngược, thường được gọi là đột quỵ nhỏ. Hầu hết những người đã mắc TIA dễ bị đột quỵ tái phát, nếu các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn không được điều trị. TIA là yếu tố nguy cơ đột quỵ có giá trị tiên đoán nhất và là dấu hiệu cảnh báo bạn cần phải có đánh giá sớm toàn diện sức khỏe.

Ðiểm mặt nguy cơ gây đột quỵ - 1

Lịch sử gia đình bị đột quỵ: Nếu trong gia đình có thành viên bị đột quỵ, bạn có nguy cơ gia tăng đột quỵ do thói quen lối sống tương tự hoặc yếu tố di truyền. Hãy nói với bác sĩ, nếu bạn có tiền sử gia đình đột quỵ để được hướng dẫn các xét nghiệm y tế cần thiết.

Bệnh đái tháo đường: Làm tổn thương lớp niêm mạc bên trong của các mạch máu khắp cơ thể, bao gồm cả mạch tim và mạch não. Tình trạng này làm gia tăng bệnh mạch máu não có thể dẫn đến đột quỵ. Tiền đái tháo đường và đái tháo đường là cả hai rối loạn chuyển hóa có thể được quản lý bằng chế độ ăn uống và tập thể dục để giảm thiểu hậu quả về sức khỏe.

Tăng huyết áp: Tăng huyết áp là một căn bệnh tiến triển âm thầm của các mạch máu khắp cơ thể, bao gồm mạch tim, mạch não và động mạch cảnh. Các mạch máu bị bệnh có khả năng hình thành cục máu đông hoặc cục máu đông trôi đi khắp cơ thể, gây tắc mạch não dẫn đến đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Tăng huyết áp cũng có thể góp phần gây vỡ các mạch máu có hình dạng bất thường, gây đột quỵ xuất huyết.

Cholesterol cao: cũng như tăng huyết áp và đái tháo đường, có thể làm tổn thương các động mạch của tim, động mạch cảnh và mạch não. Cholesterol có khuynh hướng tích tụ và gây dính trong mạch máu. Điều này làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông bị kẹt trong mạch máu và làm gián đoạn việc cung cấp máu cho não.

Bệnh động mạch vành: Bệnh động mạch vành (CAD) là khi các mạch máu của tim bị tổn thương hẹp tắc. CAD dẫn đến các cơn đau tim và có thể dẫn đến thiếu nguồn cung cấp máu đột ngột cho não.

Nhịp tim bất thường: Một nhịp tim bất thường, hoặc rối loạn nhịp tim, có thể góp phần hình thành cục máu đông. Những cục máu đông có thể di chuyển đến não và bị mắc kẹt trong các mạch máu nhỏ, dẫn đến đột quỵ do thiếu máu cục bộ.

Bệnh van tim: Có thể là bẩm sinh hoặc có thể phát triển sau này trong cuộc sống. Bệnh van tim cũng có thể gây ra những thay đổi lưu lượng máu khắp cơ thể, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông và có khả năng dẫn đến đột quỵ thiếu máu cục bộ. Bệnh động mạch cảnh: Mạch máu ở cổ là động mạch cảnh. Nếu động mạch cảnh hẹp hoặc tắc, có thể hình thành cục máu đông và di chuyển vào mạch máu não. Có một số thủ thuật can thiệp có thể sửa chữa các bất thường động mạch cảnh.

Khuyết tật tim bẩm sinh: Các khuyết tật tim phát hiện khi sinh có thể gây ra nhiều vấn đề khác nhau, bao gồm đột quỵ. Các khuyết tật về tim có thể bao gồm các mạch máu lạc chỗ, rò rỉ máu từ vùng này đến vùng khác, và các vấn đề giải phẫu khác. Hầu hết các khuyết tật tim có thể được phát hiện và sửa chữa một cách an toàn ở độ tuổi rất trẻ.

Rối loạn chảy máu: Rối loạn chảy máu là một nhóm các bệnh không có khả năng hình thành cục máu đông thích hợp. Điều này dẫn đến chảy máu quá mức và kéo dài trong bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, bao gồm não, thường xuất hiện sau một chấn thương. Chảy máu cũng có thể xảy ra một cách tự nhiên.

Rối loạn đông máu: Khi đông máu là bất thường, nó có thể ảnh hưởng đến sự hình thành cục máu đông. Cục máu đông hình thành trong các mạch máu và trôi dạt đến não hoặc ở nơi khác trong cơ thể.

Bệnh tự miễn: Một số rối loạn tự miễn dịch có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ bằng cách phát triển bệnh mạch máu hoặc hình thành cục máu đông, như bệnh Lupus ban đỏ hệ thống.

Nhiễm trùng nặng: Nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến sự hình thành cục máu đông, mất nước và suy tim. Mối liên hệ giữa nhiễm trùng và đột quỵ được cho là do sự gia tăng tình trạng viêm, có thể làm cho đột quỵ dễ xảy ra hơn.

Phình động mạch não: Phình động mạch não là một mạch máu não có hình dạng bất thường, thường xuất hiện từ lúc sinh. Phình động mạch não có thể vỡ do biến động huyết áp mạnh hoặc bệnh nặng. Nếu bị phình động mạch não, tùy thuộc vào vị trí của chứng phình động mạch và sức khỏe tổng thể của bạn mà bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật can thiệp.

Béo phì là một trong nhiều yếu tố nguy cơ đột quỵ.

Béo phì là một trong nhiều yếu tố nguy cơ đột quỵ.

Béo phì: Béo phì đã được chứng minh là một yếu tố nguy cơ đột quỵ độc lập. Điều này có nghĩa là những người béo phì dễ bị đột quỵ hơn so với những người không béo phì có chỉ số huyết áp, cholesterol, đường huyết tương đương.

Lối sống ít vận động: Thiếu hoạt động thể chất thường xuyên có thể làm tăng béo phì, cholesterol cao, tăng huyết áp và các bệnh tim làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Căng thẳng và biến đổi tâm trạng: Căng thẳng là cảm xúc có liên quan đáng kể nhất với tăng nguy cơ đột quỵ do ảnh hưởng đối với lưu lượng máu, huyết áp và kích thích tố trong cơ thể. Tuy nhiên, biến động tâm trạng, bao gồm trầm cảm và lo lắng, cũng liên quan đến đột quỵ.

Hút thuốc lá: Hút thuốc lá gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho lớp niêm mạc bên trong của các mạch máu khắp cơ thể, trong đó có mạch não làm tăng nguy cơ đột quỵ. Tuy nhiên, thực tế đáng ngạc nhiên nhất là những thiệt hại phát sinh cho cơ thể thông qua việc hút thuốc dần dần đảo ngược nếu ngưng tiếp xúc với thuốc lá.

Nguồn: [Link nguồn]

Phát hiện sớm dấu hiệu đột quỵ thế nào?

Nhiều người nghĩ rằng chỉ có tăng huyết áp, mỡ máu cao mới là nguyên nhân gây đột quỵ, hoặc nhầm lẫn giữa đột quỵ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo TS. BS. Lê Thanh Hải ([Tên nguồn])
Đột quỵ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN