Bé 2 tuổi nguy kịch do thuốc nhỏ mũi, chuyên gia chỉ rõ nguy hiểm rình rập khi tự ý dùng thuốc nhỏ mũi cho trẻ

Lọ thuốc nhỏ mũi naphazolin 0,05% có bao bì gần giống với lọ nước muối sinh lý natriclorid 0,9%. Rất có thể gia đình đã nhầm lẫn khi dùng để nhỏ mũi cho trẻ.

Thông tin từ Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng cho biết, vừa qua các bác sĩ đã tiếp nhận cấp cứu cho một bệnh nhi 20 tháng tuổi bị nguy kịch do gia đình rửa mũi cho bé bằng thuốc nhỏ mũi naphazolin mua tại hiệu thuốc. 

Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng li bì, vã mồ hôi, hạ thân nhiệt, nhịp tim chậm. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi ngộ độc thuốc nhỏ mũi naphazolin. Các bác sĩ xử trí ủ ấm, truyền dịch, lợi tiểu, theo dõi sát các dấu hiệu sinh tồn. May mắn 6 giờ sau nhập viện, tình trạng bệnh nhi ổn định và không còn các triệu chứng nguy hiểm.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nhỏ và rửa mũi cho trẻ cần theo sự chỉ dẫn của bác sĩ

Theo các bác sĩ, thời tiết thay đổi, trẻ em dễ mắc các bệnh lý đường hô hấp trên như viêm mũi họng cấp, viêm thanh quản cấp, biểu hiện phổ biến là ho, sổ mũi. Một số gia đình tự mua thuốc nhỏ mũi tại quầy thuốc về sử dụng cho trẻ. Tuy nhiên, lọ thuốc nhỏ mũi naphazolin 0,05% có bao bì gần giống với lọ nước muối sinh lý natriclorid 0,9%. Vì vậy, nếu không để ý kỹ có thể nhầm lẫn và sử dụng sai cách, đe dọa tính mạng, đặc biệt ở trẻ em khi chức năng thải độc của gan và thận còn chưa được hoàn thiện.

Naphazolin là loại thuốc nhỏ mũi được dùng phổ biến hiện nay, có tác dụng làm giảm ngay nghẹt mũi nhờ cơ chế co mạch tại chỗ, giảm sưng và xung huyết khi nhỏ hoặc xịt. Tuy nhiên, việc sử dụng không đúng chỉ định hoặc quá liều sẽ gây ngộ độc.

Triệu chứng xuất hiện sớm trong vòng hai giờ là li bì, ngủ gà, xanh tái, tay chân lạnh, nhịp tim chậm, tăng huyết áp, thở chậm, thở không đều, có cơn ngừng thở, hạ thân nhiệt.

Để tránh những tác hại nguy hiểm, người bệnh nên tuân thủ việc dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của thầy thuốc chuyên khoa, tuyệt đối không được tự ý dùng, nhất là đối với trẻ nhỏ. Trẻ dưới 6 tuổi không nhỏ mũi naphazolin. Dung dịch nhỏ mũi và rửa mũi an toàn cho trẻ em là NaCl 0,9%. Trẻ từ 6 đến 12 tuổi chỉ dùng naphazolin 0,05% khi thật sự cần thiết.

5 lưu ý quan trọng để rửa mũi đúng cách

Các bước vệ sinh mũi cho trẻ tuy đơn giản nhưng nếu thực hiện không đúng sẽ dễ khiến niêm mạc mũi của bé bị tổn thương. Dưới đây là 5 lưu ý quan trọng mà bố mẹ nên tìm hiểu để rửa mũi đúng cách cho bé:

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Lựa chọn dung dịch rửa mũi an toàn

Trên thị trường bày bán đa dạng các loại dung dịch vệ sinh mũi cho trẻ, gây khó khăn cho bố mẹ khi muốn tìm loại phù hợp, an toàn. Tốt nhất hãy hỏi ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để được kê đơn dung dịch rửa mũi và nhỏ mũi cho trẻ.

Tần suất thực hiện

Bố mẹ chỉ nên rửa mũi cho bé với tần suất tối đa 3 lần/ngày đối với trường hợp bé bị viêm nhiễm đường hô hấp. Ngoài ra, nếu hô hấp của bé hoàn toàn bình thường và không có các biểu hiện như thở khò khè, nghẹt mũi,… thì chỉ nên rửa mũi cho bé từ 2-3 lần/tuần.

Một lưu ý quan trọng mà bố mẹ cần nhớ chính là không nên lạm dụng tần suất rửa mũi cho trẻ. Điều này vô tình sẽ khiến khoang mũi của trẻ bị mất lớp nhầy tự nhiên, tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm.

Chọn đúng thời điểm

Ngoài việc tìm hiểu cách rửa mũi cho trẻ chuẩn khoa học, bạn cũng cần tìm hiểu về thời điểm thực hiện. Theo đó, thời điểm thích hợp nhất để rửa mũi cho trẻ là trước khi cho trẻ ăn và trước khi cho trẻ đi ngủ.

Tuyệt đối không nên rửa mũi ngay khi bé vừa ăn no vì dễ gây nôn trớ. Ngoài ra, nếu vệ sinh mũi khi trẻ đang ngủ, dễ khiến nước muối bị ứ đọng và chảy tới các cơ quan khác như tai, họng.

Chọn dụng cụ rửa mũi cho bé

Để loại bỏ mọi dịch nhầy, bụi bẩn trong khoang mũi của bé, bạn cần nhờ đến sự trợ giúp của các dụng cụ rửa mũi cho bé chuyên dụng. Tránh tự ý hút mũi cho trẻ bằng miệng vì không đảm bảo vệ sinh.

Đảm bảo an toàn vệ sinh

Trước khi tiến hành vệ sinh mũi cho bé, bố mẹ cần đảm bảo đã rửa sạch tay với xà phòng khử khuẩn. Đồng thời, hãy kiểm tra để đảm bảo các dụng cụ vệ sinh mũi đã được rửa sạch và khử trùng. Sau khi sử dụng, nên bảo quản chúng ở nơi khô ráo và kín để tránh bụi bẩn bám vào.

Nguồn: [Link nguồn]

Mẹ rửa mũi cho con nhầm bằng cồn 90 độ, bé 5 tháng tuổi bị bỏng niêm mạc mũi

Sau khi bơm rửa mũi thấy trẻ có hiện tượng khó chịu, quấy khóc bất thường, gia đình kiểm tra mới phát hiện là đã bơm nhầm 20ml dung dịch cồn 90 độ để rửa mũi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN