11 thói quen sai lầm tổn hại sức khỏe chúng ta làm hằng ngày mà không hề nhận ra

Một số thói quen khi làm sai cách sẽ gây ra tác dụng ngược. Dưới đây là 11 việc làm sai lầm quen thuộc với chúng ta, hãy sửa nó ngay lập tức khi đọc bài viết này.

1. Lạm dụng kem chống nắng

Ảnh minh họa: © depositphotos

Ảnh minh họa: © depositphotos

Mọi người đều biết việc sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài là điều cần thiết. Thói quen này giúp tránh lão hóa sớm và ung thư da. Nhưng chúng ta không nên sử dụng quá nhiều. Thiếu ánh sáng mặt trời và vitamin D có thể dẫn đến các loại ung thư khác, như ung thư tuyến tụy hoặc gây bệnh đa xơ cứng. Hãy sử dụng kem chống nắng vừa phải và bổ sung đầy đủ vitamin D đầy đủ để có một cơ thể khỏe mạnh.

2. Không ăn chất béo

Ảnh minh họa: © depositphotos

Ảnh minh họa: © depositphotos

Quá nhiều chất béo trong chế độ ăn uống có thể dẫn đến bệnh tim và các vấn đề về cân nặng. Nhưng bạn không nên ngừng ăn chất béo hoàn toàn vì chúng giúp cơ thể chuyển hóa vitamin. Nên ăn chất béo trong khoảng 44 đến 78 gram mỗi ngày tùy thuộc vào sở thích cá nhân và hoàn cảnh của bạn.

3. Ăn quá nhiều rau

Ảnh minh họa: © depositphotos

Ảnh minh họa: © depositphotos

Rau rất cần thiết cho bất kỳ chế độ ăn uống lành mạnh nào. Tuy nhiên, nếu bạn ăn nhiều hơn 7 phần rau và 4 phần trái cây mỗi ngày trong thời gian dài sẽ có nguy cơ gây hại cho cơ thể. Để có thể hấp thụ tối đa thức ăn, hãy ăn rau tươi (không chiên hoặc nướng) và không ăn quá 4-5 lần một ngày.

4. Gọt táo

Ảnh minh họa: © depositphotos

Ảnh minh họa: © depositphotos

Các chất dinh dưỡng trong rau và trái cây không phải lúc nào cũng ở bên trong chúng. 100% quercetin (một chất chống oxy hóa rất tốt cho tim mạch) có trong vỏ táo. Ăn táo chưa gọt vỏ có tác dụng ngăn ngừa các bệnh mãn tính của hệ tim mạch. Điều quan trọng nhất là đừng quên rửa sạch chúng trước khi ăn, nếu không sẽ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn.

5. Đặt báo thức lớn

Ảnh minh họa: © depositphotos

Ảnh minh họa: © depositphotos

Lo sợ không nghe thấy tiếng chuông báo thức khi ngủ say, rất nhiều người có thói quen đặt chuông báo thức lớn. Tuy nhiên, cơ thể sẽ rất dễ bị tổn thương nếu gặp phải chấn động mạnh khi đang thư giãn. Nghe thấy tiếng ồn lớn khi đang ngủ sẽ làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim và gây căng thẳng. Nếu tình trạng thức dậy như vậy liên tục trong vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng, thì bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh căng thẳng mãn tính.

6. Kiểm tra e-mail thường xuyên

Ảnh minh họa: © Bruce Almighty / Newline

Ảnh minh họa: © Bruce Almighty / Newline

Tiến sĩ Richard MacKinnon từ Ban Tâm lý Nghề nghiệp của Hiệp hội Tâm lý Anh đã phát hiện ra rằng, ngoài ưu điểm là một công cụ giao tiếp tiện lợi, nhanh chóng, email lại là nguồn gây căng thẳng và thất vọng cho nhiều người trong chúng ta. 

Mặc dù thực tế là các nhà khoa học đang cố gắng đưa ra các quy tắc rõ ràng cho việc sử dụng e-mail để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực, nhưng các khuyến nghị của họ không thể giống nhau cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, có một số mẹo hữu ích chúng ta nên áp dụng như sau:

- Không kiểm tra thư của bạn vào sáng sớm hoặc muộn vào buổi tối

- Làm việc trước, và kiểm tra thư sau (tất nhiên, nếu đó không phải là một phần quan trọng trong quy trình làm việc của bạn)

- Tắt thông báo đẩy của những thư đến.

7. Thắp hương

Ảnh minh họa: © pixabay

Ảnh minh họa: © pixabay

Thắp hương có ảnh hưởng tốt đến hệ thần kinh trung ương, nó giúp chúng ta thư giãn, giảm căng thẳng. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Công nghệ Nam Trung Quốc đã chỉ ra rằng, việc thắp hương mỗi ngày trong vài giờ có thể là nguyên nhân gây ra ung thư phổi, bệnh bạch cầu và u não.

Ngoài ra, hương có thể gây ra đột biến. Chúng chứa các hóa chất có khả năng thay đổi vật chất di truyền như DNA. Nếu vẫn muốn tạo không khí thư thái, bạn có thể sử dụng một chút hương trầm, nhưng đừng quên hít thở không khí trong lành sau đó.

8. Uống quá nhiều nước tăng lực

Ảnh minh họa: © The Mask / Newline

Ảnh minh họa: © The Mask / Newline

Nước tăng lực có thể giúp bạn tỉnh táo và tăng năng suất làm việc. Nhưng không nên uống chúng thường xuyên, bởi một số loại nước tăng lực có thể làm rối loạn nhịp đập của tim, là nguyên nhân gây ra huyết áp cao và đột quỵ.

9. Uống thuốc giảm đau

Ảnh minh họa: © The Mask / Newline

Ảnh minh họa: © The Mask / Newline

Thuốc giảm đau thực sự hữu ích cho những người bị đau mãn tính. Tuy nhiên, thuốc giảm đau cũng có thể làm con người giảm đi cảm xúc và những suy nghĩ tích cực. Bên cạnh đó, dùng thuốc quá nhiều sẽ dẫn tới tình trạng nhờn thuốc và ảnh hưởng không tốt tới dạ dày,

10. Quấn tóc trong khăn

Ảnh minh họa: © depositphotos

Ảnh minh họa: © depositphotos

Hãy cẩn thận với việc quấn tóc của bạn trong một chiếc khăn. Khi tóc ướt, một chiếc khăn nặng có thể gây chẻ ngọn, thậm chí là rụng tóc. Thay vào đó, hãy dùng khăn để vắt hết nước thừa và để tóc tự khô. 

11. Tắm lâu

Ảnh minh họa: © depositphotos

Ảnh minh họa: © depositphotos

Nhiều người có thói quen tắm lâu và cảm thấy thực sự thư giãn với điều này. Tuy nhiên, tắm lâu sẽ làm mất độ ẩm trên da, dẫn tới tình trạng khô và ngứa da. Các chuyên gia sức khỏe khuyên chúng ta không nên tắm quá 10 phút.

Nguồn: [Link nguồn]

7 thói quen giúp phòng tránh đột quỵ một cách không ngờ, ai biết cũng muốn làm hằng ngày

Đột quỵ là một trong những bệnh lý vô cùng nguy hiểm hiện nay. Bệnh nhân bị đột quỵ có thể tử vong sau thời gian ngắn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thùy Trang (Theo Brightside) ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN