Nhiều người thường xuyên tắm đêm: Thói quen này có gây đột quỵ?

Tắm khuya sẽ làm cho tình trạng co mạch tuần hoàn ngoại vi tăng lên nhất là đối với những người có tiền sử tăng huyết áp, tim mạch.

Thời gian gần đây, thông tin trên mạng xã hội chia sẻ về một trường hợp ở Vĩnh Phúc bị đột quỵ sau khi tắm đêm (khoảng 22h). Thông tin này đã khiến nhiều người lo lắng vì có thói quen tắm đêm.

Cảnh báo về thói quen tắm đêm của nhiều người, TS.BS. Võ Tường Kha, Giám đốc Bệnh viện Thể thao Việt Nam cho biết, khi tắm đêm, với những người có tiền sử huyết áp, người cao tuổi dễ bị huyết áp dễ thay đổi đột ngột, gây ra các hậu quả nghiêm trọng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

Đối với người bình thường, khỏe mạnh, không có bệnh nền, nguy cơ đột quỵ khi tắm đêm chưa được ghi nhận. (Ảnh minh họa)

Đối với người bình thường, khỏe mạnh, không có bệnh nền, nguy cơ đột quỵ khi tắm đêm chưa được ghi nhận. (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân đột quỵ thông thường liên quan đến các bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp, hoạt động tim tăng lên, hoạt động não tăng lên nhưng oxy thiếu nên dẫn đến đột tử. Hoặc thiếu oxy ở các tổ chức khác cũng gây nên tình trạng nguy hiểm cho sức khỏe.

Đặc biệt, những người mắc bệnh tim mạch, phổi mãn tính tiềm tàng dễ tái phát, gây đột tử khi trúng lạnh do thời tiết hoặc tắm ngay sau khi thể thao.

Còn đối với người bình thường, khỏe mạnh, không có bệnh nền, nguy cơ đột quỵ khi tắm đêm chưa được ghi nhận.

TS Kha khuyến cáo, với những người mới vận động xong tuyệt đối không nên tắm ngay, đặc biệt là tắm muộn, tắm khuya vì sẽ làm cho tình trạng co mạch tuần hoàn ngoại vi tăng lên, làm cho lưu lượng tuần hoàn trung tâm tăng lên, gây co mạch tăng huyết và có nguy cơ dẫn đến đột quỵ.

TS Lương Quốc Chính, Khoa Cấp cứu, BV Bạch Mai cho biết, đến nay, chưa có bằng chứng nào khẳng định tắm gội đêm là nguyên nhân gây đột quỵ mặc dù nhiều nghiên cứu cho thấy ngâm mình trong nước lạnh đột ngột có thể kích hoạt dẫn tới nhồi máu cơ tim hoặc mất trí nhớ thoáng qua.

Đột quỵ não thay đổi theo mùa một cách rất rõ ràng. Tỷ lệ đột quỵ cao hơn vào mùa đông so với mùa hè. Đột quỵ thiếu máu não, đột quỵ nhồi máu não phổ biến hơn vào mùa đông và đột quỵ chảy máu não phổ biến hơn vào mùa xuân.

Ngoài ra, bệnh nhân bị đột quỵ vào mùa đông thường có tiên lượng xấu hơn. Tỷ lệ tử vong cũng thay đổi theo mùa, cao nhất là vào mùa đông. Mặt khác, đột quỵ xảy ra nhiều nhất vào thời điểm 8 - 12 giờ, ban đêm đột quỵ cũng có thể xảy ra nhưng không thường xuyên.

“Không có bằng chứng nào cho thấy phơi nhiễm với nước lạnh hoặc ngâm mình trong nước lạnh lại liên quan tới đột quỵ não. Hơn thế nữa, đột quỵ não xảy ra vào ban ngày nhiều hơn ban đêm, mùa đông nhiều hơn mùa hè. Tuy nhiên, những người có yếu tố nguy cơ, đặc biệt là rung nhĩ, thì đột quỵ có thể xảy ra bất cứ khi nào và bất cứ thời điểm nào”, BS Chính cho hay.

Trừ trường hợp những người có yếu tố nguy cơ, đặc biệt là rung nhĩ, thì đột quỵ có thể xảy ra bất cứ khi nào và bất cứ thời điểm nào.

Dù vậy, ngay cả khi bạn không có các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ, mọi người cũng không nên tắm khuya, nhất là vào những ngày trời lạnh. Nguyên do vào ban đêm, trời lạnh, mạch máu luôn co lại. Khi tiếp xúc với nước ấm sẽ giãn ra khiến máu dồn ra ngoại vi đột ngột, là nguyên nhân gây hiện tượng choáng váng, ngất xỉu sau tắm.

Để tránh gây hại cho sức khỏe, khi tắm, không nên để cơ thể thay đổi nhiệt độ quá đột ngột. Ví dụ, trong môi trường lạnh tắm nước quá nóng hoặc mới vận động cơ thể thân nhiệt đang nóng không nên tắm nước lạnh.

Thay vào đó, nên tắm trong môi trường và nhiệt độ tương thích với nhau. Khi về muộn, tốt nhất chỉ nên vệ sinh cơ thể bằng nước ấm, dùng khăn lau người, không nên tắm hoặc ngâm bồn.

Trong trường hợp bắt buộc phải tắm buổi tối, lưu ý tắm trong một môi trường an toàn, có người xung quanh.

Để phòng bệnh đột quỵ trong những ngày lạnh người dân cần lưu ý: Giữ ấm khi đi ra ngoài đường, mặc áo nhiều lớp mỏng để giữ thân nhiệt ổn định, có thể dễ dàng cởi ra lúc nóng, thích hợp thời điểm thời tiết thay đổi. Chú ý giữ ấm đầu, cổ, ngực và bàn chân.

Ăn uống đủ chất, bớt rượu bia, ăn nhạt… để tăng sức đề kháng, sinh hoạt điều độ, lựa chọn những thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng phải dễ tiêu hóa.

Với bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp thì đảm bảo uống thuốc đầy đủ, có gì bất thường thông báo với bác sĩ để được xử lý kịp thời. Chú ý đo huyết áp thường xuyên, ít nhất 2 lần mỗi ngày, mỗi lần cách nhau 10-15 phút, đo khi nghỉ ngơi.

Với người mắc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường đường, bệnh mãn tính rất cần các hoạt động thể lực.

Nếu trời mưa, rét đậm thì nên tập trong nhà, nếu muốn ra ngoài trời thì phải lưu ý giai đoạn khởi động trước khi tập và làm nguội sau khi tập, quá trình điều hòa để cơ thể ổn định sau đó mới kết thúc bài tập; Không nên tập thể dục ngoài trời trước 6h30 sáng để tránh bị nhiễm lạnh; Không nên tắm các khuya để tránh bị nhiễm lạnh.

Nguồn: [Link nguồn]

BV Bạch Mai cấp cứu gần 1.000 ca đột quỵ trong một tháng, có ca chỉ mới 14 tuổi

Bệnh nhân 14 tuổi đến viện với biểu hiện đau đầu và được các bác sĩ phát hiện dị dạng mạch não.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Đột quỵ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN