Sống ở nước này, 90 tuổi bạn vẫn phải đi làm thuê kiếm sống

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Nhật Bản đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động, do đó số người trên 75 tuổi đang trở thành nguồn lao đồng chính cho nhiều doanh nghiệp.

Bạn có tin tưởng giao cuộc đời mình cho một người lái xe 80 tuổi trên một số con phố phức tạp nhất thế giới không? Nếu bạn là một trong hàng triệu người đến thăm Tokyo, bạn có thể phải ngồi chiếc xe như vậy khi nước này có kế hoạch tăng giới hạn độ tuổi đối với tài xế taxi thêm 5 năm, so với mức 75 tuổi hiện tại.

Những cuộc thảo luận về vấn đề này đã vấp phải sự chỉ trích ngay cả trên các phương tiện truyền thông địa phương vốn luôn thân thiện với người lao động cao tuổi ở Nhật Bản. Tuy nhiên điều này cũng cho thấy rằng quốc gia châu Á cần có những đề xuất cấp thiết để giải quyết tình trạng khủng hoảng lao động. Khi nền kinh tế hồi phục sau đại dịch, sự trì trệ trên thị trường lao động bắt đầu hiện rõ, hơn 1 nửa doanh nghiệp Nhật Bản cho biết họ không thể tìm đủ nhân viên toàn thời gian.

Sống ở nước này, 90 tuổi bạn vẫn phải đi làm thuê kiếm sống - 1

Trong khi đó, không chỉ ngành dịch vụ taxi gặp khó khăn. Ngay cả các dịch vụ mà khách du lịch thường sử dụng cũng buộc phải ngừng lại. Ví dụ, tàu Shinkansen của Central Japan Railway Co. sẽ sớm ngừng triển khai dịch vụ bán đồ ăn trên xe đẩy, và nguyên nhân là thiếu nhân sự.

Đây chỉ là một số cú sốc xảy ra ở một đất nước mà cứ 10 người thì có 1 người lao động trên 80 tuổi. Mặc dù dân số trong độ tuổi lao động đã giảm trong thời gian qua, tuy nhiên Nhật Bản vẫn phải tiếp tục đối phó bằng cách khai thác các nguồn lực trước đây bị bỏ qua, đặc biệt là phụ nữ.

Dẫu vậy, việc tuyển dụng cũng không hề dễ dàng. Hiện tại, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của Nhật Bản cao nhất thế giới. Gần 87% dân số trong độ tuổi lao động nước này có việc làm, cao hơn nhiều so với mức trung bình 79% của nhóm OECD.

Một xã hội già đi dường như chắc chắn sẽ dẫn đến sức mạnh kinh tế suy giảm. Tuy nhiên, điều thú vị là một số người lại nhìn thấy cơ hội trong sự dịch chuyển này. Nhà kinh tế học Jesper Koll chỉ ra, sự thiếu hụt nhân sự lại dẫn đến “thời kỳ hoàng kim” mới, khi việc làm toàn thời gian được thay thế bởi những công việc theo ca của thanh niên, cùng với đó là khả năng tăng lương và cơ hội cũng sẽ đến với giới trẻ.

Junichi Makino, nhà kinh tế trưởng tại SMBC Nikko Securities Inc, dự kiến chi phí lao động cao hơn chắc chắn sẽ thúc đẩy công ty đầu tư vào việc nâng cao năng suất lao động thấp bất thường của Nhật Bản và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Makino viết: “Trong 20 năm qua, các chủ thể kinh tế ở Nhật Bản đã chuyển sang giảm lương và việc làm cũng như hạn chế vốn đầu tư trong bối cảnh môi trường giảm phát”. “Tuy nhiên, từ đây, Nhật Bản sẽ phải đối mặt với một môi trường vĩ mô không đủ nguồn cung, điều này sẽ cần nhiều vốn đầu tư hơn để thu hẹp khoảng cách và chúng tôi kỳ vọng đây sẽ là động lực để tăng trưởng kinh tế tăng tốc trở lại.”

Kết quả lạc quan đó phụ thuộc vào việc quốc gia phải tìm ra giải pháp. Một trong những vấn đề cấp bách nhất được gọi là “Vấn đề năm 2024” - một cuộc khủng hoảng hậu cần sắp xảy ra có thể xảy ra vào năm tới, khi các quy định hạn chế giờ làm thêm trong ngành vận tải đường bộ vốn đã quá căng thẳng sẽ có hiệu lực. Các ước tính cho biết điều này có thể khiến lượng hàng hóa vận chuyển giảm 14% vào năm 2025 và tăng vọt lên 34% vào năm 2030.

Nguồn: [Link nguồn]

Những ngành công nghiệp sa thải người lao động nhiều nhất trong tương lai

Theo “chỉ số rủi ro mất việc làm” từ The Conference Board, một chuyên gia tư vấn cho rằng tình trạng sa thải hàng loạt trên khắp các công ty công nghệ lớn tiếp tục thống trị...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Nguyễn (Theo Bloomberg) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN