Sếp tập đoàn nhà nước phải thi, có thể là người nước ngoài?

Sự kiện: Kinh Doanh

GS.TSKH Lê Du Phong nêu quan điểm, cần trả lại cho tập đoàn kinh tế nhà nước vai trò đích thực của nó - đó là một doanh nghiệp.

Ông Phong nói ra ý kiến này tại tọa đàm "Quan điểm, chủ trương, giải pháp phát triển kinh tế bền vững, sáng tạo, bao trùm" do Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Hội đồng Lý luận Trung tương tổ chức ngày 26/2.

Theo ông Phong, trong 10 tập đoàn doanh nghiệp Nhà nước hàng đầu như Petrolimex, Vinachem, Viettel, PVN,... thì tập đoàn nhỏ cũng có doanh thu khoảng 740 triệu USD, còn tập đoàn lớn đạt khoảng 13 tỷ OAAD. Lợi nhuận trước thuế, thấp nhất là 7 triệu USD, cao là trên 2 tỷ USD. Đây là một thành tựu rất đáng tự hào.

Tuy nhiên, nhìn rộng hơn, ông vẫn tỏ ra lo lắng vì các tập đoàn kinh tế Nhà nước hoạt động trên những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, được Nhà nước đầu tư mọi thứ nhưng hiệu quả hoạt động sản xuất-kinh doanh mang lại thấp. 

Thậm chí, có tập đoàn còn bị lỗ nặng, nợ phải trả của một số tập đoàn khá cao (Nợ của Tập đoàn Dầu khí năm 2017 là 146.585 tỷ, của Điện lực là 132.071 tỷ đồng, Than-Khoáng sản là 48.648 tỷ, Hóa chất là 28.417 tỷ...)

"Người ta tính 83 tập đoàn, Tổng công ty nhà nước lớn, có tổng tài sản năm 2017 là 2.776.384 tỷ đồng, nhưng có tổng số nợ phải trả là 1.530.667 tỷ đồng (55% tổng tài sản)" vị này lên tiếng.

Sếp tập đoàn nhà nước phải thi, có thể là người nước ngoài? - 1

Không ít tập đoàn rơi vào tình tạng lỗ nặng, nợ phải trả cao.

Từ đó, theo ông, hãy mạnh dạn xóa bỏ bộ chủ quản, cơ quan chủ quản đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước, chuyển họ sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Về nhân sự, ông đề xuất, không nên đưa công chức nhà nước về làm lãnh đạo nữa, mà nên tuyển chọn thông qua thi cử, sau đó là hợp đồng thuê một cách rõ ràng, minh bạch (có thể cả người nước ngoài).

Ngoài ra, ông nêu quan điểm, tách trách nhiệm xã hội ra khỏi chức năng, nhiệm vụ của của các tập đoàn kinh tế nhà nước. Khi Nhà nước cần các tập đoàn này tham gia vào một hoạt động xã hội nào đó, Nhà nước phải có hợp đồng thuê mướn rõ ràng, chi trả sòng phẳng.

Góp ý thêm, GS.TS Nguyễn Kế Tuấn, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, cần lọc bỏ các tập đoàn kinh tế Nhà nước không thuộc “lĩnh vực then chốt, thiết yếu”, nhường “trận địa” cho các thành phần kinh tế khác, ví dụ như: Dệt may; Sản xuất hóa phẩm phục vụ nông nghiệp và sinh hoạt; Trồng và chế biến cao su; Bảo hiểm...

Ngoài ra, theo vị này, các tập đoàn cần tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D). Thực tế các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư mảng này bình quân chỉ đạt 1,6% doanh thu (Campuchia: 1,9%; Lào: 14,5%; Malaysia: 2,6%; Philippines: 3,6%).

Trong khi ấy, Nghị định Chính phủ đã yêu cầu các doanh nghiệp phải trích 3 – 10% lợi nhuận trước thuế để lập Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.

Ông nhấn mạnh lại, bên cạnh việc chú trọng đầu tư tài chính, cơ sở vật chất, còn cần xác định rõ định hướng nghiên cứu, đầu tư cho con người, mở rộng hợp tác trong nước và quốc tế./.

Sau chuỗi ngày u ám, loạt sếp lớn ngân hàng “bỏ túi” hàng trăm tỷ đồng

Nhóm mã ngành ngân hàng khởi sắc giúp thị trường có được sắc xanh phiên cuối tuần.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phương Linh ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN