Nóng tuần qua: Người mất việc có thể nhận hơn 280 triệu đồng tiền trợ cấp thất nghiệp từ 1/7

Với người đóng Bảo hiểm thất nghiệp từ 12 năm trở lên, làm việc cho doanh nghiệp tại vùng I, khi mất việc có thể nhận được tối đa 12 tháng trợ cấp thất nghiệp.

Người mất việc có thể nhận hơn 280 triệu đồng tiền trợ cấp

Theo tin từ cơ quan Bảo hiểm xã hội, với việc áp dụng mức lương tối thiểu vùng mới từ ngày 1/7 tới, mức hưởng trợ cấp với người lao động đóng Bảo hiểm thất nghiệp khi mất việc làm cũng tăng theo.

Theo quy định của Luật Việc làm, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp; nhưng không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng với người lao động tại doanh nghiệp (hoặc bằng 5 lần mức lương cơ sở với người lao động làm trong khu vực nhà nước).

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng Bảo hiểm thất nghiệp: từ đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng đóng Bảo hiểm thất nghiệp được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp; sau đó cứ thêm 12 tháng đóng được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp, nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Từ 1/7, tăng mức nhận trợ cấp thất nghiệp

Từ 1/7, tăng mức nhận trợ cấp thất nghiệp

Với người đóng Bảo hiểm thất nghiệp từ 12 năm trở lên, làm việc cho doanh nghiệp tại vùng I, khi mất việc có thể nhận được tối đa 12 tháng trợ cấp thất nghiệp, tương ứng tổng số tiền trợ cấp thất nghiệp nhận được là 280,8 triệu đồng (tăng thêm hơn 15,6 triệu đồng so với mức hiện hành).

Với những người đã tham gia đóng Bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, sau khi hưởng tối đa số tháng trợ cấp (12 tháng), số tháng đã đóng nhưng chưa hưởng sẽ tiếp tục được bảo lưu và cộng tiếp vào lần đóng khi có việc làm để hưởng ở các lần thất nghiệp sau (nếu có).

Ngoài trợ cấp thất nghiệp hàng tháng, người thất nghiệp còn được hưởng chế độ Bảo hiểm y tế tương ứng số tháng nhận trợ cấp.

Loạt nhà đầu tư bán tháo đất nền

Thời gian gần đây, thị trường bất động sản xuất hiện nhiều trường hợp bán cắt lỗ. Tuy nhiên, sức mua khá yếu. Bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc cấp cao, Bộ phận Tư vấn và Nghiên cứu, Savills Hà Nội thừa nhận, một số thị trường địa ốc đang có dấu hiệu chững lại. Nguyên nhân là do mức giá ở một số khu vực đang đứng ở mức cao. Mức giá cao đã ảnh hưởng rất nhiều đến tính thanh khoản trên thị trường, lượng giao dịch thành công thời gian vừa qua đã ghi nhận sự sụt giảm.

Cũng theo các chuyên gia phân tích, nếu như mức giá cao kéo dài trong một khoảng thời gian, người mua không có, nhà đầu tư phải đứng trước áp lực phải cắt lỗ. Tâm lý người mua hiện tại không còn mạnh tay xuống tiền. Họ có phần cẩn trọng và xem xét, cân nhắc kĩ. Hoặc họ chờ đợi thị trường sụt giảm về giá để vào tiền. Nên những nhà đầu tư đủ khả năng gồng gánh nợ lãi cần chờ đợi thời gian. Còn nhà đầu tư không thể gánh nợ sẽ buộc phải cắt lỗ.

Ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc đốc Công ty BĐS tại TP. HCM, cho biết nhiều nhà đầu tư đang rút khỏi thị trường bởi áp lực lãi vay và chấp nhận bán cắt lỗ. Trong bối cảnh đó, một số nhà đầu tư chuyên nghiệp có thể tìm thấy các sản phẩm giá tốt ở thời điểm này để mua, nhưng với các nhà đầu tư F0, ít kinh nghiệm thì nên cảnh giác.

Tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1-7

Ngày 12-6, Chính phủ đã ban hành Nghị định 38/2022 quy định mức lương tối thiểu đối với NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động. Nghị định này chính thức có hiệu lực từ ngày 1-7.

Theo đó, mức lương tối thiểu tháng tăng bình quân 6% (tương ứng tăng từ 180.000 đồng - 260.000 đồng) so với mức lương tối thiểu hiện hành.

Cụ thể, Nghị định 38 quy định các mức lương tối thiểu tháng theo 4 vùng: Vùng I tăng 260.000 đồng, từ 4.420.000 đồng/tháng lên 4.680.000 đồng/tháng. Vùng II tăng 240.000 đồng, từ 3.920.000 đồng/tháng lên 4.160.000 đồng/tháng. Vùng III tăng 210.000 đồng từ 3.430.000 đồng/tháng lên 3.640.000 đồng/tháng. Vùng IV tăng 180.000 đồng từ 3.070.000 đồng/tháng lên 3.250.000 đồng/tháng.

Về mức lương tối thiểu giờ, vùng I là 22.500 đồng/giờ, vùng II là 20.000 đồng/giờ, vùng III là 17.500 đồng/giờ, vùng IV là 15.600 đồng/giờ.

Việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của NSDLĐ.

Từ 25/6, Hà Nội thay đổi loạt quy định về cấp "sổ đỏ" lần đầu

Từ ngày 25/6, TP Hà Nội sẽ áp dụng Quyết định số 26/2022 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định ban hành kèm Quyết định số 12/2017, và thay thế Quyết định số 24/2018 của UBND TP.

Trong đó, TP đã sửa đổi Điều 12 của Quyết định số 12/2017 về hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất (sổ đỏ).

Theo quy định mới, người sử dụng đất nộp một bộ hồ sơ tại UBND cấp xã hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất.

Theo quy định mới, người sử dụng đất nộp một bộ hồ sơ tại UBND cấp xã hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất.

Cụ thể, theo quy định mới, người sử dụng đất nộp một bộ hồ sơ tại UBND cấp xã hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất. Nếu nộp tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thì trong một ngày làm việc, Chi nhánh phải gửi hồ sơ đến UBND cấp xã để lấy ý kiến xác nhận và công khai kết quả theo quy định.

Nếu nộp hồ sơ tại UBND cấp xã, trong 8 ngày làm việc, UBND cấp xã phải xác nhận hiện trạng sử dụng đất so với nội dung kê khai đăng ký. Nếu không có giấy tờ quy định tại Điều 100, Luật Đất đai năm 2013, Điều 18, Nghị định số 43/2014, Khoản 16, Điều 2, Nghị định số 01/2017 của Chính phủ và Điều 15, Thông tư số 02/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp xã xác nhận nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp sử dụng đất, sự phù hợp với quy hoạch.

Nếu người sử dụng đất đăng ký tài sản gắn liền với đất, UBND cấp xã xác nhận hiện trạng tài sản gắn liền với đất.

Quy định mới về rút tiền gửi tiết kiệm trước hạn

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 04 quy định về việc áp dụng lãi suất rút trước hạn tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Cụ thể, từ 1/8 người gửi tiền rút trước hạn một phần sổ tiết kiệm thì số tiền còn lại vẫn được giữ nguyên lãi suất ban đầu chứ không bị áp mức không kỳ hạn như hiện nay.

Theo Thông tư mới, Ngân hàng Nhà nước quy định, nếu khách hàng rút trước hạn một phần tiền gửi có kỳ hạn thì chỉ phần rút trước hạn này chịu lãi suất không kỳ hạn (thường không quá 0,1%), phần tiền gửi còn lại được ngân hàng giữ nguyên mức lãi suất đang áp dụng. Trong khi theo quy định hiện hành, khách không được rút một phần tiền gửi mà phải rút toàn bộ sổ tiết kiệm và chịu lãi suất tối đa bằng lãi không kỳ hạn.

Còn với người gửi tiền rút trước hạn toàn bộ sổ tiết kiệm thì phải chịu mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn rất thấp (hay gần như mất trắng tiền lãi) như trước đây.

Nguồn: [Link nguồn]

Nghề lạ, ít người làm, kiếm tiền triệu/ngày, ở Việt Nam mới xuất hiện

Những người làm việc này phải chăm chỉ, cẩn thận từng cm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Xuyến Chi ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN