Nóng tuần qua: Một đại gia bất động sản Nha Trang bị bán giải chấp tài sản do mất khả năng trả nợ

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam vừa có thông báo bán đấu giá lần 4 khoản nợ là một bất động sản tại Nha Trang, hạ giá gần 200 tỷ đồng.

Bất ngờ, một bất động sản tại Nha Trang bị ngân hàng rao bán lần 4, hạ giá gần 200 tỷ đồng

Tài sản bảo đảm cho khoản nợ này của Khách sạn Bến Du Thuyền là dự án Trung tâm Bến du thuyền Hoàng Gia (Swisstouches La Luna Resort) - Khu B, tại Khu đô thị Vĩnh Hòa, TP Nha Trang.

Ngân hàng vừa có thông báo bán đấu giá khoản nợ lần 4 của một khách sạn, hạ gần 200 tỷ đồng so với lần trước đó

Ngân hàng vừa có thông báo bán đấu giá khoản nợ lần 4 của một khách sạn, hạ gần 200 tỷ đồng so với lần trước đó

Trong đó bao gồm 690 căn hộ và sân vườn Penthouse tầng 36; tầng hầm và 35 tầng kinh doanh thương mại. Tất cả đều là những tài sản hình thành trong tương lai. Hợp đồng thế chấp được Agribank Chi nhánh Đống Đa và khách hàng ký ngày 16/10/2018.

Agribank đưa ra mức giá khởi điểm cho khoản nợ này là 948 tỷ đồng, giảm đáng kể so mức 1.145 tỷ đồng của lần rao bán trước, tức hạ gần 200 tỷ đồng.

Buổi đấu giá sẽ được tổ chức vào lúc 08 giờ 30 phút ngày 06/12/2023 tại trụ sở Công ty Đấu giá Hợp danh Thắng Lợi - Tầng 4, Tháp 2, Tòa nhà Times Tower, số 35 phố Lê Văn Lương, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.

 “Sếp” Vietcombank chi tiền tỷ gom cổ phiếu khi vừa gia nhập HĐQT

Bà Nguyễn Thị Kim Oanh - Thành viên HĐQT Vietcombank vừa công bố thông tin đăng ký mua 10.000 cổ phiếu VCB. Giao dịch thực hiện từ ngày 30/11 đến ngày 29/12/2023. Hiện bà Oanh chưa sở hữu bất kỳ cổ phiếu VCB nào.

Chốt phiên giao dịch ngày 27/11, giá cổ phiếu VCB giảm 0,23% còn 85.800 đồng, tăng gần 39% trong 1 năm qua. Tạm tính giá này, bà Oanh dự chi 858 triệu đồng sở hữu số cổ phiếu trên.

Bà Oanh là Phó Tổng Giám đốc Vietcombank vừa được đề cử vào vào HĐQT nhiệm kỳ 2023 - 2028 ngày 24/11 thông qua phiên họp ĐHĐCĐ bất thường.

Bà Nguyễn Thị Kim Oanh sinh năm 1975 tại Nghệ An, thường trú tại phố Tây Hồ, phường Quảng An, quận Tây Hồ, TP Hà Nội. Bà tốt nghiệp cử nhân kinh tế Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, cử nhân Ngoại ngữ Đại học Ngoại Ngữ và Thạc sỹ kinh doanh Đại học New South Wales, Australia.

Bà gia nhập Vietcombank từ năm 1997 với vai trò Cán bộ Phòng Dự án - Sở giao dịch Vietcombank, sau đó trải qua nhiều vị trí tại các phòng ban của ngân hàng. Tháng 5/2013 bà Oanh được bầu làm Ủy viên HĐQT Vietcombank. Kể từ tháng 12/2014 đến nay, bà giữ chức Phó Tổng Giám đốc ngân hàng.

Lãi suất thấp kỷ lục, người dân vẫn ''ôm" hàng chục nghìn tỷ gửi tiết kiệm

Theo số liệu mới được Ngân hàng Nhà nước công bố, lượng tiền gửi của dân cư tại các tổ chức tín dụng đã tăng thêm 15.935 tỷ đồng trong tháng 9, lên mức kỷ lục hơn 6,449 triệu tỷ đồng. Mức tăng này cao gấp 11 lần cùng kỳ năm 2022 nhưng là tháng tăng thấp thứ hai trong 9 tháng đầu năm (chỉ cao hơn tháng 7 - tăng 6.707 tỷ đồng). So với cuối năm 2022, lượng tiền gửi của dân cư đã tăng tổng cộng 583.494 tỷ đồng, tương đương 9,95%. Đây là mức tăng trưởng tiền gửi 9 tháng cao nhất kể từ năm 2018.

Lượng tiền gửi tiết kiệm tiếp tục lập kỷ lục trong bối cảnh lãi suất huy động hạ nhiệt

Lượng tiền gửi tiết kiệm tiếp tục lập kỷ lục trong bối cảnh lãi suất huy động hạ nhiệt

Cùng với mức tăng của tiền gửi dân cư, tiền gửi của các tổ chức kinh tế cũng tăng mạnh 217.353 tỷ đồng, lên gần 6,232 triệu tỷ đồng. Mức tăng này cao gấp đôi cùng kỳ năm 2022 và tháng tăng mạnh thứ hai trong 9 tháng đầu năm 2023 (chỉ thấp hơn tháng 6 - tăng 235.438 tỷ đồng).

So với cuối năm 2022, lượng tiền gửi của khối doanh nghiệp đã tăng 276.856 tỷ đồng, tương đương 4,65%, cao gấp đôi tốc độ tăng cùng kỳ năm 2022.

Tổng cộng, tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế tại hệ thống ngân hàng đến hết quý III đạt 12,68 triệu tỷ đồng, tăng gần 7,28% so với đầu năm và là mức tiền gửi cao nhất lịch sử ngành ngân hàng.

Doanh nghiệp bất động sản thưởng Tết thấp chưa từng có

Thị trường bất động sản gặp khó khăn suốt từ giữa năm 2022 đến nay và chưa có dấu hiệu dừng lại. Các doanh nghiệp địa ốc cho biết, hầu như ghi nhận không có doanh thu. Doanh thu sụt giảm kéo theo tình hình thưởng Tết năm nay được dự báo rất èo uột.

Thị trường bất động sản 2016-2017 mùa Tết luôn rủng rỉnh tiền mặt, 2 năm nay các doanh nghiệp gần như không có Tết. Suốt từ giữa năm 2022 đến nay, các doanh nghiệp không có sản phẩm để bán nhưng vẫn phải bỏ ra ngân sách khá lớn để duy trì hệ thống. Thậm chí, lượng hàng bán được từ đầu năm 2022 đến nay vẫn chưa nhận phí môi giới vì các chủ đầu tư tắc nghẽn dòng tiền, dẫn đến cơn khát vốn lây lan từ chủ đầu tư sang công ty phân phối và cả các nhà thầu cũng thiếu hụt tiền cuối năm.

Trong báo cáo quý III, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cũng cho biết thực trạng sức khỏe của các doanh nghiệp bất động sản đã có dấu hiệu được cải thiện, tuy nhiên chưa hoàn toàn và diện rộng. Hiện mỗi tháng có khoảng 107 doanh nghiệp bất động sản rời khỏi thị trường. Nhiều nơi đang phải nỗ lực chống đỡ để duy trì, chỉ còn hoạt động với một vài nhân sự nòng cốt, "sống bằng niềm tin" với kỳ vọng thị trường sẽ khôi phục từ cuối năm nay.

Kết quả khảo sát gần đây của Hội Môi giới với các hội viên, có tới 60% số người được hỏi cho biết khách hàng của họ sẽ đầu tư bất động sản nếu lãi suất tiếp tục giảm.

Nguồn: [Link nguồn]

Tỉnh ở Việt Nam sẽ có 7 thành phố, bây giờ giàu thế nào?

Tỉnh này hiện có tuyến cao tốc đẹp mắt và kinh tế phát triển nhanh trong những năm qua.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Xuyến Chi ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN