Tân Tổng giám đốc Tập đoàn điện lực Việt Nam có xuất thân thế nào?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Sau khi ông Trần Đình Nhân xin từ nhiệm theo nguyện vọng cá nhân, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ có Tổng giám đốc mới từ ngày 1/12.

Theo quyết định do ông Đặng Hoàng An – Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ký ngày 30/11/2023, ông Nguyễn Anh Tuấn - Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội sẽ thay thế ông Trần Đình Nhân giữ chức vụ Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, kể từ ngày 1/12/2023. Thời gian giữ chức vụ bổ nhiệm là 5 năm.

Trước đó, cuối tháng 10, cùng quá trình kiểm điểm, xử lý kỷ luật, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp xem xét, xin ý kiến cấp có thẩm quyền về điều động nhiệm vụ khác hoặc cho nghỉ công tác với Tổng giám đốc EVN Trần Đình Nhân theo nguyện vọng. Ông Nhân sẽ nghỉ hưu từ 1/12. Cho tới trước khi rời ghế Tổng giám đốc EVN, ông Nhân có gần 5 năm ở vị trí này.

Ông Nguyễn Anh Tuấn được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) từ ngày 1/12

Ông Nguyễn Anh Tuấn được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) từ ngày 1/12

Về phần mình, tân Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Nguyễn Anh Tuấn sinh năm 1967, quê Thanh Oai, Hà Nội. Ông Tuấn có trình độ chuyên môn là Kỹ sư điện, Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, trưởng thành từ các vị trí của Công ty Điện lực TP Hà Nội và Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội.

Trước khi trở thành tân Tổng giám đốc EVN, ông Tuấn đã công tác và gắn bó với Tổng công ty Điện lực Hà Nội một thời gian rất dài từ năm 1990. Ông từng trải qua nhiều vị trí quan trọng, như Trưởng phòng Kế hoạch, Phó tổng giám đốc, Tổng giám đốc và giữ chức Chủ tịch Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội. Trong đó, từ tháng 11/2013 đến tháng 9/2019, ông Nguyễn Anh Tuấn giữ vị trí Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội.

Từ tháng 10/2019 đến nay, ông là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội. Ngoài ra, ông cũng là Đại biểu Hội đồng Nhân dân TP Hà Nội khoá XV (nhiệm kỳ 2016 - 2021).

Trước khi có Tổng giám đốc mới từ ngày 1/12, đầu tháng 11 vừa qua Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có quyết định về việc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân tăng thêm 4,5%.

Theo đó, từ ngày 9-11, giá điện bán lẻ bình quân chính thức tăng thêm hơn 86,4168 đồng/kWh, từ 1.920,3732 đồng/kWh lên 2.006,79 đồng/kWh, chưa bao gồm thuế VAT. Cụ thể, mỗi kWh ở bậc 1 tăng thêm 78 đồng lên 1.806 đồng; bậc 2 tăng thêm 80 đồng, lên 1.866 đồng; bậc 3 tăng thêm 93 đồng lên 2.167 đồng; bậc 4 tăng thêm 117 đồng lên 2.729 đồng; bậc 5 tăng thêm 131 đồng lên 3.050 đồng; bậc 6 tăng 136 đồng lên 3.151 đồng.

Số tiền điện tăng thêm của hộ tiêu thụ 50 kwh/tháng là 3.900 đồng/hộ, 100 kwh/tháng là 7.900 đồng/hộ, 200 kwh/tháng là 17.200 đồng/hộ, 300 kwh/tháng là 28.900 đồng/hộ, 400 kwh/tháng là 42.000 đồng/hộ và 500 kwh/tháng là 55.600 (mức giá chưa có thuế VAT).

Trước khi tăng giá điện từ ngày 9/11, EVN đang chìm trong thua lỗ trong những tháng đầu năm 2023. Theo báo cáo về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển doanh nghiệp Nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến, lỗ phát sinh của EVN trong cả năm 2023 sẽ khoảng 37.062 tỷ đồng, tăng mạnh so với cùng kỳ. Theo báo cáo kiểm toán năm 2022, số lỗ sau thuế hợp nhất năm ngoái của tập đoàn là 20.747 tỷ đồng, trong khi năm 2021 lãi sau thuế 14.725 tỷ đồng.

Trước đó, báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng đầu năm 2023 của EVN cho thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ nửa đầu năm của EVN ghi nhận 229.880 tỷ đồng tăng nhẹ so với con số của cùng kỳ. Tuy nhiên, kinh doanh dưới giá vốn khiến tập đoàn này lỗ gộp gần 15,2 tỷ đồng trong khi năm 2022 chỉ lỗ 4,2 tỷ đồng.

Doanh thu hoạt động tài chính giảm trong khi chi phí lãi vay lại tăng mạnh, chi phí bán hàng chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng dẫn tới EVN báo lỗ từ hoạt động kinh doanh 27.683 tỷ đồng.

Sau khi trừ đi các chi phí phát sinh, thuế, EVN báo lỗ 29.107 tỷ đồng 6 tháng đầu năm tăng mạnh so với số lỗ cùng kỳ năm 2022 là 16.586 tỷ đồng.

Vốn chủ sở hữu do đó giảm mạnh từ 225.000 tỷ đồng xuống còn hơn 194.000 tỷ đồng. Nợ phải trả tính đến cuối tháng 6 giảm nhẹ xuống còn gần 438.000 tỷ đồng. Tổng tài sản của EVN đến giữa năm 2023 đạt 632.000 tỷ đồng, giảm 5% so với đầu năm.

Nguồn: [Link nguồn]

Ngân hàng Agribank rao bán gần 1 triệu mét vuông đất để xử lý nợ xấu hơn 500 tỷ đồng

Để xử lý nợ xấu, ngân hàng Agribank chuẩn bị rao bán gần 1 triệu mét vuông đất gồm đất khu công nghiệp và đất ở riêng lẻ để xử lý khoản nợ hơn 500 tỷ đồng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Nam ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN