Nhảy việc: “Đứng núi này trông núi nọ” hay đi tìm thứ làm mình hài lòng?

Những năm gần đây, số đông người trẻ đi làm có xu hướng thay đổi công việc thường xuyên và liên tục trong thời gian ngắn để tìm kiếm mức thu nhập cao hơn. Vậy nhảy việc để tăng lương là “đứng núi này trông núi nọ” hay chỉ là họ muốn đi tìm một công việc lý tưởng, có mức thu nhập theo mong muốn của mình?

Hiện nay, rất nhiều người sau khi đi làm một thời gian mà không được tăng lương hoặc mức tăng không như mong muốn đã lựa chọn nhảy việc, ứng tuyển một công ty mới và đề xuất mức lương cao hơn.

Xã hội phát triển, các ngành nghề liên tục mở rộng kinh doanh, hàng triệu doanh nghiệp mới được thành lập, cùng đó là sự đổ bộ của một loạt các công ty, tập đoàn nước ngoài. Nhu cầu nhân sự là rất lớn. Chính vì vậy, các công ty này sẵn sàng trả một mức lương cao, hấp dẫn nhân sự có năng lực, kinh nghiệm, trình độ về làm. Nhảy việc để tăng lương bỗng trở thành xu thế chung, nhất là với những người trẻ.

Nhẩy việc để tăng lương: nên hay không nên?

Nhẩy việc để tăng lương: nên hay không nên?

Từ công việc biên tập viên trong một cơ quan nhà nước, Ngọc Hà (30 tuổi, Hà Nội) đã “nhảy” sang làm Marketing tại doanh nghiệp ngoài. Khoảng 1 năm sau khi nghỉ việc ở nhà nước, Hà đổi đến 4 công ty khác nhau, có những công ty chưa làm hết 2 tháng thử việc.

Hà chia sẻ: “5 năm làm nhà nước, lương hàng tháng của mình chỉ được hơn 3 triệu đồng. Thu nhập không đủ sống nên sau nhiều đắn đo, mình quyết tâm nghỉ việc ra ngoài làm. Khoảng 1 năm trở lại đây, mình đổi đến 4 công ty, mỗi công ty sau mức lương cơ bản của mình lại cao hơn công ty trước. Chỉ sau 1 năm, lương cơ bản của mình đã tăng gấp 5 lần so với lúc còn làm viên chức, mình rất hối hận vì không nhảy việc sớm hơn”.

Cũng giống như Ngọc Hà, Lương Hiền (25 tuổi, Long Biên) cho biết, sau khi ra trường, Hiền đã đổi liên tục đến 5 công ty. “Khi mới ra trường, lương cơ bản của mình chỉ được 6 triệu. Sau này có nhiều kinh nghiệm hơn, mình thay đổi vài công ty. Hiện, lương cơ bản của mình là 12 triệu, chưa tính thêm hoa hồng hàng tháng nếu công ty đạt doanh số và các khoản thưởng ngày lễ tết hoặc cuối năm. Nếu cứ tiếp tục làm việc ở công ty cũ chắc đến giờ lương mình được tăng lên 8 triệu là cùng!”

Tuy nhiên, cũng có rất nhiều quan điểm cho rằng người nhảy việc liên tục, mỗi nơi chỉ làm dăm bữa nửa tháng là những người thiếu tính kiên nhẫn, bền bỉ, “đứng núi này trông núi nọ”. Linh Vân (29 tuổi, Hà Nội) cho biết, Vân là nhân viên kinh doanh của một công ty du lịch đã được 4 năm. Đôi khi công việc của Vân cũng rất áp lực, nhất là vào mùa du lịch, có nhiều ngày phải làm đến 12 giờ đêm ở công ty. Thế nhưng mức thu nhập của Vân cũng không cao hơn so với các bạn của mình chỉ làm 8 tiếng/ngày là mấy.

Vậy mà, chưa bao giờ Vân nghĩ đến chuyện nghỉ việc hay đổi công việc mới cả. Bởi Vân muốn gắn bó với một nơi lâu dài, cũng không tự tin là chuyển sang một công việc khác sẽ có thu nhập cao hơn so với công việc hiện tại.

“Không có gì là hoàn hảo cả, mỗi công việc đều có áp lực, có điều không theo ý muốn của mình. Nếu không bền bỉ, quyết tâm theo đuổi công việc thì sẽ chẳng tìm được công việc nào đúng ý mình cả, và cứ nay đây mai đó thôi, khó có cơ hội được trau dồi kỹ năng để thăng tiến lên vị trí cao hơn. Cộng thêm nữa, khi có thâm niên làm việc, mình sẽ nhận được chế độ đãi ngộ tốt hơn từ công ty. Ngay cả chị trưởng phòng mình cũng không thích những người hay “nhảy” việc, chị sẽ không nhận ai mà làm ở công ty cũ dưới 1 năm”, Vân chia sẻ.

Nhảy việc để tăng lương: nên hay không?
Bạn có nghĩ nên nhảy việc để tăng lương không?

Thời đại 4.0: Lương xe ôm cao gấp 3-4 lần viên chức nhà nước

Mức thu nhập trung bình 1 tháng của xe ôm thời 4.0 lên tới 8 – 12 triệu đồng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hà Kiều ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN