Mở thêm 700 cửa hàng giữa đại dịch, Bách Hoá Xanh đang làm ăn thế nào?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Mở rộng quy mô liên tục bất chấp đại dịch song chuỗi siêu thị của "ông lớn" Thế Giới Di Động vẫn tăng gấp đôi doanh thu một cách ngoạn mục.

Mở thêm 700 cửa hàng giữa đại dịch, Bách Hoá Xanh đang làm ăn thế nào? - 1

Thị trường Việt Nam hiện được coi là mảnh đất màu mỡ của mảng bán lẻ. Cuộc chiến giành thị phần mảng bán lẻ tại thị trường hơn 90 triệu dân trong vài năm gần đây đã thu hút nhiều doanh nghiệp (DN) cả nội địa lẫn nước ngoài chạy đua quyết liệt.

Báo cáo thị trường bán lẻ Việt Nam 2020 của công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor cho biết, năm 2020, chuỗi  bán lẻ này đã mở thêm 700 cửa hàng, trung bình mỗi tháng mở thêm 58 cửa hàng mới. Có những thời gian cao điểm như tháng 5/2020, chuỗi này mở tới 131 cửa hàng, tháng 6/2020 mở 121 cửa hàng.

Dùng từ "đáng chú ý" để mô tả về Bách Hoá Xanh, Euromonitor nhấn mạnh tốc độ mở chuỗi và tăng trưởng doanh thu nổi bật trên thị trường của DN trong năm 2020.

Cụ thể, tại thời điểm 31/5, Bách Hoá Xanh có tổng cộng 1.851 điểm bán (tăng 48 cửa hàng trong tháng 5) tại 25 tỉnh thành. Đến tháng 5/2021, chuỗi này tăng gấp 3,3 lần số cửa hàng so với 5/2019.

Về tốc độ tăng trưởng, 5 tháng đầu năm, chuỗi Bách Hoá Xanh ghi nhận doanh thu hơn 10.600 tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ. Doanh thu chuỗi này lần đầu tiên vượt mốc 2.500 tỷ đồng trong tháng 5, tăng 19% so tháng 4 và tăng 56% so với cùng kỳ năm trước.

Theo công ty mẹ Thế Giới Di Động, doanh thu trung bình trên mỗi cửa hàng của Bách Hoá Xanh trong tháng này đạt hơn 1,35 tỷ đồng, một phần do nhu cầu tích trữ hàng hóa thiết yếu của người dân tăng mạnh trước các đợt giãn cách xã hội.

Đặc biệt, trong mùa dịch bệnh, kênh bán hàng online của Bách Hoá Xanh tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ về cả số lượng đơn hàng và doanh thu đóng góp. Số lượng và giá trị giao dịch của Bách Hoá Xanh online trong 5 tháng đầu năm nay gấp lần lượt là 4,8 lần và 3,9 lần số lượng và giá trị giao dịch trên kênh này cùng kỳ năm 2020.

Nếu như 2 năm trước (tháng 5/2019), Bách Hoá Xanh chỉ đóng góp vào doanh thu của tập đoàn 7,3% thì thời điểm này, 5 tháng đầu năm 2021 Bách Hoá Xanh đã đóng góp lên tới 20,5% (khoảng 10.600 tỷ đồng) cơ cấu doanh thu toàn tập đoàn Thế Giới Di Động.

So với đối thủ cùng ngành là VinMart+, trung bình mỗi cửa hàng Bách Hoá Xanh ghi nhận từ 1-1,2 tỷ đồng doanh thu/tháng, gấp đôi so với mức khoảng 500 triệu đồng của VinMart+ (theo báo cáo của công ty Chứng khoán Mirae Asset công bố hồi tháng 1/2021). Sau khi rời VinGroup để về tay Masan, chuỗi này đóng hơn 700 điểm bán, còn 2.212 tính đến 31/3/2021 (theo số liệu của Forbes). 

Lý giải nguyên nhân tăng trưởng bất chấp dịch bệnh, CEOBách Hoá Xanh -ông Trần Kinh Doanh cho biết, trên Forbes - đơn vị này "tập trung cung ứng các sản phẩm thuộc ngành hàng tươi sống cho người nội trợ; không tăng giá để giữ sự ổn định". Ông Doanh cũng chia sẻ thêm, mục tiêu của chuỗi này là có thể làm hài lòng tất cả những khách hàng có thói quen đi chợ truyền thống lẫn siêu thị hiện đại.

Tại đại hội cổ đông diễn ra mới đây, Bách Hoá Xanh đặt ra mục tiêu doanh thu 2021 đạt 30.000 tỷ đồng, mảng FMCG của Thế giới di động bước vào Top 3 tại Việt Nam cùng với Saigon Co.op và Masan.

Trong một diễn biến liên quan, chuỗi siêu thị này dính phải lùm xùm tăng giá bán, đặc biệt là ở tâm dịch TP HCM.

Trong thông cáo báo chí vừa phát đi bởi CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động, tập đoàn này khẳng định "Bách Hóa Xanh không có chủ trương tăng giá bán lẻ để kiếm lời trong giai đoạn dịch bệnh". Tuy nhiên, phía doanh nghiệp cũng "không thể bảo đảm 100% việc giữ giá bán như trước đợt dịch đối với một số mặt hàng tươi sống". Bởi, chính sách giá bán lẻ áp dụng với một số mặt hàng thiết yếu tại TP HCM đã được điều chỉnh theo sự biến thiên của giá nhập đầu vào tại những thời điểm nhất định.

Doanh nghiệp cho biết, mặc dù đang phải tập trung giải quyết loạt khó khăn liên quan tới nhân sự, vận chuyển, kho bãi,... ở giữa tâm dịch, song sẽ cố gắng bảo toàn tính cân bằng và hài hoà giữa lợi ích người tiêu dùng và việc vận hành hàng ngàn cửa hàng bán lẻ trong giai đoạn, bao gồm các yếu tố trọng yếu như hệ thống kho bãi, vận chuyển, cung ứng, nhà cung cấp, nhân sự và cả chi phí bảo đảm an toàn cho người mua hàng trong giai đoạn dịch bùng phát này.

Nguồn: [Link nguồn]

Một doanh nghiệp ngành thép có lợi nhuận tăng gấp 50 lần cùng kỳ

Quý II/2021, Thép Nam Kim ghi nhận doanh thu thuần tăng gấp 3 lần, lợi nhuận sau thuế tăng 50 lần so với cùng kỳ năm 2020.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M. Minh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN