Một doanh nghiệp ngành thép có lợi nhuận tăng gấp 50 lần cùng kỳ

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Quý II/2021, Thép Nam Kim ghi nhận doanh thu thuần tăng gấp 3 lần, lợi nhuận sau thuế tăng 50 lần so với cùng kỳ năm 2020.

Công ty cổ phần Thép Nam Kim vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2021 với lợi nhuận quý 2 tăng đột biến, đưa lợi nhuận 6 tháng cao kỉ lục.

Theo Báo cáo tài chính, trong quý II/2021, doanh thu thuần của Thép Nam Kim đạt 7.009 tỷ đồng, cao gấp 3 lần cùng kỳ năm 2020. Sau khi trừ giá vốn, lợi nhuận gộp của công ty đạt hơn 1.306 tỷ đồng, gấp 12 lần quý II/2020. Biên lãi gộp tăng vọt từ mức 4,6% (quý II/2020) lên 18,6%.

Quý II/2021, Thép Nam Kim ghi nhận lợi nhuận sau thuế tăng 50 lần so với cùng kỳ năm 2020. 

Quý II/2021, Thép Nam Kim ghi nhận lợi nhuận sau thuế tăng 50 lần so với cùng kỳ năm 2020. 

Trong khi lợi nhuận gộp tăng 12 lần thì chí phí bán hàng chỉ tăng 5 lần. Chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng với tốc độ chậm hơn.  

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của Nam Kim đạt tới 976,7 tỷ đồng, cao gấp gần 90 lần so với cùng kỳ năm ngoái (10,9 tỷ đồng).

Sau khi trừ thuế, Thép Nam Kim báo lãi quý II đạt hơn 847 tỷ đồng, cao gấp gần 50 lần so với cùng kỳ năm 2020. Đây là mức lợi nhuận cao nhất (theo quý) mà công ty này từng đạt được kể từ khi niêm yết trên sàn chứng khoán. 

Lũy kế 6 tháng đầu năm, công ty đạt 11.862 tỷ đồng doanh thu, tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.342 tỷ đồng, tăng gấp 23 lần so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế bán niên đạt 1.166 tỷ đồng, gấp hơn 20 lần cùng kỳ năm ngoái.

Tính đến 30/6/2021, lượng tiền và tương đương tiền mà công ty nắm giữ đạt hơn 821,5 tỷ đồng, cao gấp 3,7 lần so với đầu năm. Hàng tồn kho của cũng tăng lên mức gần 6.000 tỷ đồng, cao gấp 2,5 lần so với đầu kỳ.

Tổng tài sản của công ty tại thời điểm 30/6/2021 đạt hơn 14.080 tỷ đồng, tăng 81% so với thời điểm đầu năm. Trong đó tài sản ngắn hạn tăng gấp 2,4 lần lên hơn 10.851 tỷ đồng.

Tổng nợ phải trả cũng tăng gấp đôi so với thời điểm đầu năm lên hơn 9.509 tỷ đồng, chủ yếu tăng ở khoản phải trả người bán ngắn hạn (tăng hơn 3.398 tỷ đồng) và nợ vay ngắn hạn (tăng hơn 1.221 tỷ đồng).

Nhờ giá thép tăng mạnh cùng với mức tiêu thụ thép trong nước và xuất khẩu thuận lợi đã khiến khiến doanh thu, lợi nhuận của Nam Kim tăng kỷ lục

Nhờ giá thép tăng mạnh cùng với mức tiêu thụ thép trong nước và xuất khẩu thuận lợi đã khiến khiến doanh thu, lợi nhuận của Nam Kim tăng kỷ lục

Đây là lần đầu tiên công ty có lãi vượt nghìn tỷ đồng, thậm chí gấp 4 lần kết quả năm 2020 và cũng vượt xa năm kinh doanh tốt nhất trước đó vào 2017. Và cũng là doanh nghiệp thép tiếp theo lọt vào nhóm lãi nghìn tỷ đồng trên sàn chứng khoán, xếp sau Hòa Phát và Hoa Sen.

Năm 2020, Thép Nam Kim chỉ đạt gần 300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Năm nay, công ty đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 600 tỷ đồng và thời điểm này đã vượt 94% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

Nguyên nhân khiến doanh thu, lợi nhuận của Nam Kim tăng kỷ lục là giá thép tăng mạnh cộng với tiêu thụ thép trong nước và xuất khẩu đều thuận lợi.  

Theo giải trình từ công ty, doanh thu tăng là do DN đẩy mạnh các kênh bán hàng trong và ngoài nước. Công ty đang tăng cường xuất khẩu khi thị trường nước ngoài, tính riêng thị trường nước ngoài đã có doanh số gần 6.800 tỷ đồng.

Được biết, Thép Nam Kim sẽ triển khai phương án phát hành gần 36,4 triệu cổ phiếu để trả cổ tức và thưởng cho cổ đông, tương đương tỷ lệ phân phối 20%. Trong đó, doanh nghiệp phát hành 23,7 triệu cổ phiếu thưởng (tỷ lệ 13%) và 12,7 triệu cổ phiếu trả cổ tức năm 2020 (tỷ lệ 7%). Vốn điều lệ điều chỉnh tăng từ 1.820 tỷ đồng lên 2.184 tỷ đồng.

Theo đánh giá của hiệp hội Thép Việt Nam, ngành sắt thép Việt Nam bắt đầu khởi sắc từ cuối năm 2020 khi giá bán các loại tăng mạnh nhờ kinh tế vĩ mô phục hồi sau đại dịch, sự gián đoạn nguồn cung toàn cầu và nhu cầu cải thiện nhờ chính sách đầu tư công.

Nửa đầu năm 2021, cùng với nhu cầu tại các quốc gia cũng nhảy vọt đẩy toàn ngành tăng trưởng mạnh mẽ. Dự báo 6 tháng cuối năm, nhu cầu thép tại châu Âu và Bắc Mỹ tiếp tục duy trì ở mức cao, nhờ được thúc đẩy bởi sự phục hồi của hoạt động xây dựng khi dịch bệnh đang được kiểm soát tốt hơn. 

Bên cạnh đó, EU sẽ tiếp tục duy trì các biện pháp tự vệ đối với thép nhập khẩu thêm 3 năm nữa. Các biện pháp này chủ yếu nhắm vào Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc và Trung Quốc. Do đó, chính sách này tiếp tục duy trì điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôn mạ Việt Nam. 

Nguồn: [Link nguồn]

9X ”dẹp” xế khủng trăm tỷ sang 1 bên, lấy showroom làm điểm tập kết hỗ trợ chống dịch

Hình ảnh 1 showroom sở hữu hàng loạt siêu xe tại TP. HCM được nhường chỗ làm điểm tập kết nhu yếu phẩm tiếp tế cho...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh Chi ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN