Làm khu đô thị "khỏe" như Vingroup, Sun Group, Nhà nước cạnh tranh làm gì?

Sự kiện: Kinh Doanh

Gần hết quý 1, vẫn chưa có doanh nghiệp được phê duyệt phương án cổ phần hóa.

Nhận định trên được ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính nói đến tại buổi họp báo về kết quả cơ cấu lại, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước ngày 28/3.

Theo ông Tiến, quá trình cổ phần hóa đang chậm khi cả năm 2018 chỉ có 23 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa. Trong khi ấy, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, số doanh nghiệp cổ phần hóa phải là 64.

Điều này có nghĩa, 41 doanh nghiệp còn lại của năm 2018 sẽ phải chuyển sang giai đoạn 2019-2020. Trong khi ấy, các năm 2019-2020 cũng phải thực hiện cổ phần hóa số lượng theo kế hoạch (năm 2019 là 18 doanh nghiệp và năm 2020 là 1 doanh nghiệp). Bởi vậy, ông Tiến thừa nhận, nếu không có biện pháp quyết liệt thì khó hoàn thành.

Chưa kể, gần 3 tháng đầu năm 2019, theo thống kê, vẫn chưa có doanh nghiệp được phê duyệt phương án cổ phần hóa.

Làm khu đô thị "khỏe" như Vingroup, Sun Group, Nhà nước cạnh tranh làm gì? - 1

Gần hết quý 1, vẫn chưa có doanh nghiệp được phê duyệt phương án cổ phần hóa.

Vấn đề theo ông là nhiều doanh nghiệp quy mô lớn, quản lý nhiều đất đai và tồn tại vấn đề về tài chính phức tạp nên việc cổ phần hóa bị chậm trễ.

Đơn cử như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), mặc dù đã bắt tay làm việc 1 năm rưỡi nhưng hiện phương án sử dụng đất vẫn chưa hoàn thành.

Ngoài ra, một số doanh nghiệp gặp khó vì có vụ việc phải xử lý như Mobifone vướng vụ AVG nên chưa thể thực hiện cổ phần hóa. 

Tuy nhiên, theo ông, cũng có tình trạng, các địa phương đủng đỉnh trong quá trình cổ phấn hóa gây chậm trễ. Theo quy định, vấn đề xác lập hồ sơ pháp lý đất đai do Ủy ban nhân dân địa phương thực hiện. Tuy vậy, một số địa phương tiến hành chậm, kéo dài thời gian hơn so với quy định dẫn đến các doanh nghiệp phải điều chỉnh tiến độ cổ phần hóa.

Với thoái vốn, quá trình này theo ông Tiến thời gian qua cũng chậm. Năm 2018 chỉ có 54 doanh nghiệp trong quyết định của Thủ tướng Chính phủ thoái vốn trong khi kế hoạch là 181 đơn vị.

Một phần nguyên nhân vì các đơn vị có dự án thua lỗ hoặc có tranh chấp như Nhà máy Bột giấy Phương Nam (Tổng công ty Giấy Việt Nam) hay Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên. 

Tổng thể hơn, lãnh đạo Cục Tài chính doanh nghiệp cho rằng, cổ phần hóa, thoái vốn quan trọng là phải đúng pháp luật, công khai và minh bạch. Điều ông nhấn mạnh lại là "đúng pháp luật" nhưng bán vốn phải công khai để người dân cùng biết đắt, rẻ, hạn chế tối đa thỏa thuận, chỉ định.

Ngoài ra, theo ông, các bộ, ngành địa phương phải hoàn thành phê duyệt đề án tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước theo lĩnh vực quản lý. Đây là điều quan trọng để biết quy mô các đơn vị ra sao, tiết giảm chi phí được không. Ngoài ra, quá trình này cũng nhằm biết đâu mà điểm mạnh, điểm yếu của các đơn vị.

Ông nếu ví dụ doanh nghiệp ngành dầu khí thì làm đúng việc thăm dò, sản xuất lọc hóa dầu không thể làm bất động sản, kinh doanh ngân hàng. 

Ông thừa nhận, qua rà soát, nếu làm bất động sảm, khu đô thị thì "không ai hơn được Vingroup, Sun Group" Nguyên nhân vì những doanh nghiệp này làm việc khoa học. "Tập đoàn lớn của Bộ Xây dựng xây xong, quản lý các khu nhà không thể bằng tư nhân được," ông Tiến lên tiếng.

Bởi vậy, theo ông: "Nhà nước cạnh tranh làm gì, cạnh tranh có được đâu, họ khỏe, họ quản lý tốt, có động lực hơn mình thì thắng mình." 

Tổng Kiểm toán Nhà nước thông tin ”10 vụ kiện cơ quan thuế thua cả 10”

Tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 11/3, Tổng KTNN Hồ Ðức Phớc lý giải vụ việc “10 vụ kiện cơ quan thuế...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phương Linh ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN