Khởi nghiệp từ 1 kg dế giống, nông dân miền Tây thu trăm triệu mỗi năm

Bỏ ra 100.000 đồng để mua khoảng 1 kg dế giống về nuôi thử, đến nay, ông Lê Thanh Tường (49 tuổi, ngụ xã Hòa Lộc, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) có hơn 30 chuồng dế, thu nhập trăm triệu mỗi năm.

Xuất thân từ nông dân, ông Tường làm nhiều việc như trồng cây ăn trái, nuôi dê để có tiền trang trải cuộc sống và nuôi con ăn học,… Sau khi nuôi dê thất bại, ông Tường không bỏ cuộc mà tìm tòi, học hỏi nhiều mô hình để phát triển kinh tế cho gia đình. Cách đây 6 năm, thông qua nhiều kênh thông tin, ông Tường biết đến mô hình nuôi dế giống, dế thương phẩm mang lại hiệu quả cao.

Xuất thân từ nông dân, ông Tường làm nhiều việc như trồng cây ăn trái, nuôi dê để có tiền trang trải cuộc sống và nuôi con ăn học,… Sau khi nuôi dê thất bại, ông Tường không bỏ cuộc mà tìm tòi, học hỏi nhiều mô hình để phát triển kinh tế cho gia đình. Cách đây 6 năm, thông qua nhiều kênh thông tin, ông Tường biết đến mô hình nuôi dế giống, dế thương phẩm mang lại hiệu quả cao.

Lúc đầu, ông Tường đã mua khoảng 1kg dế (dế thái vàng) với giá 100.000 đồng về nuôi thử. Sau một thời gian nuôi thử nghiệm, ông Tường thấy dế rất dễ nuôi, tăng đàn nhanh, phát triển mạnh, ít hao hụt. Vậy nên ông Tường bắt đầu mở rộng diện tích nuôi để tăng đàn. Đến nay, gia đình ông có trên 30 chuồng dế với diện tích trên 80m2.

Lúc đầu, ông Tường đã mua khoảng 1kg dế (dế thái vàng) với giá 100.000 đồng về nuôi thử. Sau một thời gian nuôi thử nghiệm, ông Tường thấy dế rất dễ nuôi, tăng đàn nhanh, phát triển mạnh, ít hao hụt. Vậy nên ông Tường bắt đầu mở rộng diện tích nuôi để tăng đàn. Đến nay, gia đình ông có trên 30 chuồng dế với diện tích trên 80m2.

Ông Tường cho biết, lúc đầu nuôi dế gặp nhiều khó khăn, trở ngại về quy cách chuồng trại, kỹ thuật chăm sóc, nhất là thời điểm dế đẻ trứng, nở con, tách đàn nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Nhờ nuôi nhiều năm, tích luỹ kinh nghiệm, do đó ông đã vượt qua những trở ngại ban đầu và nắm vững kỹ thuật từ khâu ấp trứng, nuôi cho đến lúc xuất chuồng.

Ông Tường cho biết, lúc đầu nuôi dế gặp nhiều khó khăn, trở ngại về quy cách chuồng trại, kỹ thuật chăm sóc, nhất là thời điểm dế đẻ trứng, nở con, tách đàn nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Nhờ nuôi nhiều năm, tích luỹ kinh nghiệm, do đó ông đã vượt qua những trở ngại ban đầu và nắm vững kỹ thuật từ khâu ấp trứng, nuôi cho đến lúc xuất chuồng.

Mỗi ngày ăn 2 lần, thức ăn của dế rất đơn giản như lá chuối, rau, cỏ...

Mỗi ngày ăn 2 lần, thức ăn của dế rất đơn giản như lá chuối, rau, cỏ...

Theo kinh nghiệm của ông Tường, dế là loài vật sống thành đàn, thích nghi với môi trường tự nhiên. Do đó, muốn cho đàn dế phát triển nhanh, năng suất chất lượng cao, tránh được dịch bệnh, người nuôi phải chú ý đến chuồng trại, đặt nơi cao ráo, thoáng mát...

Theo kinh nghiệm của ông Tường, dế là loài vật sống thành đàn, thích nghi với môi trường tự nhiên. Do đó, muốn cho đàn dế phát triển nhanh, năng suất chất lượng cao, tránh được dịch bệnh, người nuôi phải chú ý đến chuồng trại, đặt nơi cao ráo, thoáng mát...

Ban đầu, ông Tường làm chuồng khá đơn giản, dùng tấm nilong dựng bốn vách, cố định bằng tre, mỗi chuồng diện tích 1,5m.

Ban đầu, ông Tường làm chuồng khá đơn giản, dùng tấm nilong dựng bốn vách, cố định bằng tre, mỗi chuồng diện tích 1,5m.

Hiện nay, ông Tường chuyển sang làm chuồng bằng tôn (ngang 1,5m, dài 2,2m), mặt bên trong miệng chuồng cách xuống một gang tay được dán lớp băng keo dính ngăn không cho dế chui ra ngoài.

Hiện nay, ông Tường chuyển sang làm chuồng bằng tôn (ngang 1,5m, dài 2,2m), mặt bên trong miệng chuồng cách xuống một gang tay được dán lớp băng keo dính ngăn không cho dế chui ra ngoài.

Trong 12 ngày đầu kể từ khi trứng dế nở là thời điểm quan trọng nhất vì đường ruột dế con còn yếu, nếu xịt nước nhiều dế dễ chết, tốt nhất chỉ nên phun sương. Dế nuôi từ 30 đến 37 ngày có thể xuất bán thương phẩm, mỗi chuồng có thể thu hơn 30kg dế thịt. Thị trường tiêu thụ ở các tỉnh ĐBSCL, miền Trung, miền Bắc...

Trong 12 ngày đầu kể từ khi trứng dế nở là thời điểm quan trọng nhất vì đường ruột dế con còn yếu, nếu xịt nước nhiều dế dễ chết, tốt nhất chỉ nên phun sương. Dế nuôi từ 30 đến 37 ngày có thể xuất bán thương phẩm, mỗi chuồng có thể thu hơn 30kg dế thịt. Thị trường tiêu thụ ở các tỉnh ĐBSCL, miền Trung, miền Bắc...

Ông chủ trang trại dế cho biết, vài năm trở lại đây, ông nhận bao tiêu dế thịt cho bà con các tỉnh miền Tây. Khi dế đẻ, ông giao ổ trứng cho người dân nuôi, đợi dế lớn thì thu mua lại với giá 50.000 đồng/kg. Mỗi tháng, trừ các khoản chi phí ra, ông thu về trên 20 triệu đồng.

Ông chủ trang trại dế cho biết, vài năm trở lại đây, ông nhận bao tiêu dế thịt cho bà con các tỉnh miền Tây. Khi dế đẻ, ông giao ổ trứng cho người dân nuôi, đợi dế lớn thì thu mua lại với giá 50.000 đồng/kg. Mỗi tháng, trừ các khoản chi phí ra, ông thu về trên 20 triệu đồng.

Bà Phạm Thị Nga (vợ ông Tường) cho biết thêm, so với làm ruộng thì mô hình nuôi dế mang lại hiệu quả kinh tế cao, qua đó giúp gia đình có kinh phí cho lo các con ăn học. Ảnh: Nhật Huy.

Bà Phạm Thị Nga (vợ ông Tường) cho biết thêm, so với làm ruộng thì mô hình nuôi dế mang lại hiệu quả kinh tế cao, qua đó giúp gia đình có kinh phí cho lo các con ăn học. Ảnh: Nhật Huy.

Nguồn: [Link nguồn]

Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị thông quan, nông sản xuất khẩu gia tăng

Sau nhiều tháng ngừng thông quan để phòng chống Covid-19, hoạt động xuất, nhập khẩu đã được Trung Quốc nối lại tại Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nhật Huy ([Tên nguồn])
Thông tin thị trường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN