“Đốt tiền” do dịch Covid-19, nhiều bệnh viện Mỹ khánh kiệt, có thể phá sản

Ngân sách thu hẹp có thể làm cạn kiệt nguồn lực y tế cần thiết và đe dọa hoạt động của các bệnh viện đang gặp khó khăn về tài chính ở Mỹ.

Theo Wall Street Journal, một trong những chuỗi bệnh viện lớn nhất nước Mỹ - HCA Healthcare - đã phải đóng cửa các phòng khám và cắt giảm giờ làm. Một hệ thống phòng khám tư nhân khác ở Dallas (bang Texas) cũng cho 1/3 nhân viên nghỉ phép, trong khi 700 nhân viên tại một hệ thống phi lợi nhuận gồm 48 bệnh viện phải nghỉ việc tạm thời.

Khi Covid-19  lây nhiễm cho hàng nghìn người Mỹ, các bệnh viện và bác sĩ Mỹ phải đối mặt với một vấn đề khác. Đó là việc ngân sách thu hẹp có thể làm cạn kiệt nguồn lực y tế cần thiết và đe dọa hoạt động của các bệnh viện đang gặp khó khăn về tài chính.

Các bệnh viện Mỹ chịu áp lực tài chính lớn vì nguồn cung thiết bị bảo hộ y tế khan hiếm. Ảnh: Getty

Các bệnh viện Mỹ chịu áp lực tài chính lớn vì nguồn cung thiết bị bảo hộ y tế khan hiếm. Ảnh: Getty

Hiện nay, bệnh nhân nhiễm Covid-19  đang chật kín các bệnh viện ở những thành phố như New York (bang New York), New Orleans (bang Louisiana) và Detroit (bang Michigan). Tình trạng đó khiến số ca cấp cứu, thăm khám thường xuyên và phẫu thuật khác giảm mạnh. Chúng là nguồn tiền quan trọng đối với hầu hết bệnh viện.

Không những thế, các bệnh viện còn phải đốt tiền để mua thiết bị bảo hộ y tế chống dịch Covid-19.

Thống đốc tại ít nhất 17 bang đã kêu gọi các bệnh viên ngừng những cuộc giải phẫu không cần thiết trong vài tuần gầy đây. Bản thân các bệnh viện cũng hủy bỏ nhiều cuộc phẫu thuật để nhường chỗ cho bệnh nhân nhiễm Covid-19  và tiết kiệm thiết bị bảo hộ. Trong khi đó, nhiều bệnh nhân mắc bệnh khác quyết định không đến bệnh viện và làm theo yêu cầu giãn cách xã hội của chính phủ.

Mới đây, hôm 30/3, bệnh viện Williamson Memorial tuyên bố sẽ đóng cửa vào tháng 4 sau khi doanh thu sụt giảm 45%. Số ca cấp cứu giảm khoảng 1/3, trong khi số ca điều trị nội trú giảm 2/3.

Các chuỗi bệnh viện lớn khác cũng không miễn nhiễm. Bon Secours Mercy Health - một tổ chức phi lợi nhuận có cơ sở y tế trên 7 bang - cho biết họ sẽ cho phép 700 nhân viên hành chính nghỉ phép không lương.

Chuỗi HCA Healthcare cũng đang tìm cách không sa thải hoặc yêu cầu nhân viên nghỉ phép. Công ty sẽ chuyển các nhân viên nhàn rỗi sang làm những công việc khác và trả 70% tiền lương cho các nhân viên còn lại.

Tại bệnh viện Three Rivers, các giám đốc đang chờ viện trợ từ chính phủ để bù lại mức sụt giảm doanh thu lên đến 42% trong tháng 3. Với sự giúp đỡ của bang, Three Rivers có thể trả lương cho nhân viên thêm vài tuần nữa. Tuy nhiên, bệnh viện không biết làm cách nào để nhận được một phần khoản cứu trợ 100 tỷ USD của liên bang.

Hiện, sổ sách của Three Rivers chỉ ra tổng giá trị hóa đơn chưa thanh toán của bệnh viện lên đến 900.000 USD. Trong khi đó, số lượt thăm khám sức khỏe và ca cấp cứu sụt giảm trầm trọng khiến bệnh viện không đủ khả năng chi trả.

Và không chỉ bệnh viện gặp khó, nhiều bệnh nhân Covid-19 tại Mỹ không có bảo hiểm y tế sẽ phải đối mặt với nguy cơ tán gia bại sản vì chi phí điều trị lên đến hàng chục nghìn USD.

Cụ thể, theo khảo sát của tổ chức phi lợi nhuận FAIR Health, các bệnh nhân nhiễm Covid-19 được điều trị trong bệnh viện sẽ phải thanh toán chi phí 42.486-74.310 USD nếu không có bảo hiểm y tế hoặc bệnh viện của họ không liên kết với công ty bảo hiểm.

Nếu nằm viện điều trị 6 ngày, bệnh nhân Covid-19 không có bảo hiểm y tế sẽ phải trả khoảng 73.300 USD.

Các bệnh nhân có bảo hiểm sẽ phải trả một phần trong tổng số tiền thanh toán vào khoảng 21.936-38.755 USD, tùy vào các điều khoản của của hợp đồng bảo hiểm.

Nguồn: [Link nguồn]

Đại gia Nam Định tuyên bố trả mặt bằng nếu chủ nhà không miễn giảm tiền thuê vì Covid-19

Với việc nhiều bluechips tăng kịch trần đã giúp VN-Index mãnh mẽ tiến lên và vượt qua mốc 700 điểm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Vũ Đậu ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN