Công khai hơn 2.200 doanh nghiệp nợ thuế gần 1.000 tỉ đồng ở Hà Nội

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Tổng cục Thuế cho biết sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chính sách pháp luật đến người nộp thuế cũng như các biện pháp cưỡng chế để nâng cao tính tuân thủ, tự giác thực hiện nộp thuế, phòng ngừa nợ thuế

Cục Thuế TP Hà Nội vừa thực hiện công khai thông tin 2.238 người nộp thuế còn nợ thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách Nhà nước đến thời điểm khóa sổ 31-12-2023 với số tiền là hơn 993 tỉ đồng.

Ngành thuế sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền các văn bản chính sách pháp luật đến người nộp thuế cũng như các biện pháp cưỡng chế để nâng cao tính tuân thủ, tự giác thực hiện nộp thuế, phòng ngừa nợ thuế (Ảnh minh hoạ)

Ngành thuế sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền các văn bản chính sách pháp luật đến người nộp thuế cũng như các biện pháp cưỡng chế để nâng cao tính tuân thủ, tự giác thực hiện nộp thuế, phòng ngừa nợ thuế (Ảnh minh hoạ)

Cơ quan thuế cho biết việc công khai danh sách doanh nghiệp nợ thuế là thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19-10-2020 của Chính phủ.

Theo danh sách công khai của Cục Thuế TP Hà Nội, có một số doanh nghiệp nợ thuế lớn như: Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại xuất nhập khẩu HFC Việt Nam nợ hơn 18 tỉ đồng; Công ty cổ phần Quản lý vốn và Khai thác tài sản C99 nợ hơn 7,4 tỉ đồng; Công ty cổ phần Tập đoàn Thành Nam nợ 14,3 tỉ đồng;

Công ty TNHH Quốc tế Tăng Thành Công nợ gần 13,2 tỉ đồng; Công ty cổ phần Thương mại Dầu khí Đại Long nợ 5,9 tỉ đồng; Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Việt Trung nợ hơn 5,5 tỉ đồng; Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư Đông Xuân nợ hơn 1,6 tỉ đồng; Công ty TNHH MTV ATBANK nợ gần 2,4 tỉ đồng...

Công khai trường hợp chây ì nợ thuế lên báo, đài, website của cơ quan thuế

Liên quan đến công tác cưỡng chế nợ thuế, tại hội nghị hồi cuối tháng 1-2024 do Tổng cục Thuế tổ chức, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh cho biết năm 2024, dự báo nền kinh tế sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn do biến động của tình hình chính trị, kinh tế của thế giới sẽ tiếp tục có những tác động không nhỏ đến kinh tế trong nước, vì vậy có thể sẽ có doanh nghiệp rời bỏ thị trường, mất khả năng thanh toán, điều này dẫn đến công tác cưỡng chế nợ thuế sẽ càng gặp nhiều khó khăn.

Do đó, Phó Tổng cục trưởng Đặng Ngọc Minh đề nghị Vụ Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế chỉ đạo các cơ quan thuế kiên quyết thực hiện áp dụng đầy đủ các biện pháp cưỡng chế nợ thuế đối với người nộp thuế thuộc trường hợp phải áp dụng biện pháp cưỡng chế.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền các văn bản chính sách pháp luật đến người nộp thuế cũng như các biện pháp cưỡng chế để nâng cao tính tuân thủ, tự giác thực hiện nộp thuế, phòng ngừa nợ thuế. Đồng thời, thực hiện công khai thông tin người nộp thuế dây dưa, chây ỳ nợ thuế lên báo, đài, website của cơ quan thuế.

Tổng cục Thuế cũng yêu cầu các đơn vị trong ngành thuế tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan trong việc thu hồi nợ đọng thuế, đặc biệt là xử lý thu hồi các khoản nợ đọng liên quan đến đất đai, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản...

Nguồn: [Link nguồn]

Trong số 34 doanh nghiệp xăng dầu đầu mối thì có gần 10 doanh nghiệp nợ thuế, phần lớn thuế bảo vệ môi trường, con số lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Chiến ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN