Có nên "ôm" cổ phiếu để nhận cổ tức và dự đại hội đồng cổ đông không?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) vừa thông báo về việc hàng loạt công ty niêm yết thông báo ngày giao dịch không hưởng quyền, chốt danh sách để đăng ký tham dự đại hội đồng cổ đông cũng như hưởng cổ tức.

Cụ thể, Công ty CP Xuất nhập khẩu Bến Tre (mã chứng khoán ABT) thông báo ngày giao dịch không hưởng quyền là 19-3 và ngày đăng ký cuối cùng 20-3 để chốt danh sách tham dự đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024 và tạm ứng cổ tức đợt 2 năm 2023. Theo đó mỗi một cổ đông sẽ được một quyền biểu quyết tại ĐHĐCĐ thường niên và tạm ứng cổ tức 20% tiền mặt. Nghĩa là một cổ phiếu nhận được 2.000 đồng. Thời gian thực hiện là 19-4.

Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Tiền Giang (mã chứng khoán THG) cũng vừa thông báo việc chốt danh sách tham dự ĐHĐCĐ thường niên 2024 và tạm ứng cổ tức đợt 2/2023 bằng tiền với tỷ lệ 10%. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 19-3. Ngày dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ là 23-4 và ngày thanh toán cổ tức dự kiến 10-4.

Nhà đầu tư phải cân nhắc nên chọn cổ tức hay bán trước khi chốt danh sách cổ đông

Nhà đầu tư phải cân nhắc nên chọn cổ tức hay bán trước khi chốt danh sách cổ đông

Công ty CP Cao su Miền Nam cũng thông báo ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền tham dự ĐHĐCĐ 2024 là 28-3. Nội dung họp ĐHĐCĐ liên quan báo cáo hội đồng quản trị, ban kiểm soát, báo cáo tài chính kiểm toán 2023 các nội dung khác theo thẩm quyền.

Chuyên gia tài chính Lâm Minh Chánh, Giám đốc Học viện Kinh doanh và Tài chính BizUni, cho biết có 2 loại cổ tức bằng cổ phiếu và cổ tức bằng tiền. Nếu nhận cổ tức bằng cổ phiếu thì khi doanh nghiệp trả cổ tức bằng cổ phiếu thì ngày nhận cổ phiếu là ngày giá cổ phiếu đó giảm ở mức tương ứng tỉ lệ % cổ tức nhận được. Đồng nghĩa cổ đông không được lợi thêm ngay nhưng phải trả thuế 5% trên giá trị đã được nhận. Đã thế, số cổ phiếu được hưởng không về tài khoản ngay mà phải chờ một vài tháng. Hay một số trường hợp phát sinh cổ phiếu lẻ, lại khó bán.

Tuy vậy, các doanh nghiệp hay chọn hình thức này vì có lợi cho doanh nghiệp do vẫn có tiếng chia cổ tức mà doanh nghiệp vẫn có thể dùng tiền mặt để tái đầu tư, sử dụng cho hoạt động của doanh nghiệp.

Một chuyên gia tài chính khác thì cho rằng việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt rất tốt cho nhà đầu tư và cho cả doanh nghiệp. Vì nó cho biết doanh nghiệp có dòng tiền tốt, kinh doanh ổn định.

Tuy nhiên với nhà đầu cơ, lướt sóng thì họ không quan tâm nắm giữ cổ phiếu để nhận cổ tức mà họ chỉ mua bán dựa trên xu hướng giá. Chẳng hạn khi có thông tin chia cổ tức tiền mặt cao, thường giá cổ phiếu sẽ tăng, nếu thấy có lời họ sẽ canh bán trước ngày chốt danh sách chứ không chờ nhận cổ tức. Và nếu cổ tức tiền mặt cao, từ vài ba chục đến 100% thì sẽ thu hút nhà đầu tư và cả đầu cơ nhưng để "ôm" nhận cổ tức thì thường chỉ có nhà đầu tư.

Theo chuyên gia, việc ôm cổ phiếu để nhận cổ tức hay không là do khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư. Nó thường được xác định qua độ tuổi, khả năng tài chính, hoàn cảnh đầu tư… Ví dụ, có người không để ý đến ngày chốt danh sách hưởng quyền nhận cổ tức nên nhận, sau đó họ cũng không biết vì sao cổ phiếu giảm sâu sau khi nhận cổ tức.....

Nguồn: [Link nguồn]

Trái ngược với đà giảm mạnh của thị trường chứng khoán Việt Nam, khối tài sản của kỹ sư 71 tuổi này vẫn ghi nhận tăng thêm gần 80 tỷ đồng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Sơn Nhung ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN