Các tập đoàn khổng lồ “toát mồ hôi” vì lệnh mới của tổng thống Nga Putin

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Nhiều tập đoàn đến từ các quốc gia phương Tây đang hoạt động tại Nga có thể bị kiểm soát toàn bộ tài sản sau khi tổng thống Vladimir Putin ký sắc lệnh

Tổng thống Vladimir Putin đã ký sắc lệnh thiết lập quyền kiểm soát tạm thời tài sản của hai công ty năng lượng nước ngoài tại Nga, báo hiệu Moscow có thể có hành động tương tự đối với các công ty khác nếu cần.

Sắc lệnh của Tổng thống Nga được công bố hôm 25/4. Sắc lệnh nêu rõ Nga cần thực hiện biện pháp khẩn cấp để đáp trả hành động không xác định từ Mỹ và các quốc gia "không thân thiện" liên quan tịch thu tài sản của Nga, công ty, công dân Nga " trái với luật pháp quốc tế".

Các tập đoàn khổng lồ “toát mồ hôi” vì lệnh mới của tổng thống Nga Putin - 1

Nga đã cụ thể hoá bằng việc có hành động đối với 2 chi nhánh tại Nga của công ty năng lượng Đức Uniper và công ty năng lượng Phần Lan Fortum. Cổ phần tại 2 công ty đang do Rosimushchestvo kiểm soát. Các cổ phần đã được đặt dưới sự kiểm soát tạm thời của Rosimushchestvo, cơ quan quản lý tài sản của chính phủ liên bang.

Vào tháng 2, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen cho biết Nga phải chịu chi phí thiệt hại do cuộc chiến với Ukraine gây ra, đồng thời cho biết thêm mặc dù có "những trở ngại pháp lý đáng kể" đối với việc tịch thu các tài sản lớn của Nga bị phong tỏa.

Giám đốc điều hành của ngân hàng quốc doanh Bank VTB PAO cho biết Nga nên xem xét tiếp quản và quản lý tài sản của các công ty nước ngoài như Fortum, chỉ trả lại khi lệnh trừng phạt được dỡ bỏ.

Rosimushchestvo cho biết nhiều công ty nước ngoài có thể bị đặt dưới sự kiểm soát tạm thời của Nga, TASS đưa tin. Cơ quan này sẽ đảm bảo các tài sản được vận hành phù hợp với tầm quan trọng của chúng đối với nền kinh tế.

Tháng 10 năm ngoái, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel cho biết EU đang xem xét sử dụng các tài sản của Nga bị đóng băng do lệnh trừng phạt chống lại Moscow để tái thiết Ukraine.

Việc bán tài sản của các nhà đầu tư từ các quốc gia "không thân thiện" - theo cách gọi của Moscow đối với những quốc gia áp đặt lệnh trừng phạt chống lại Nga sau cuộc tấn công Ukraine - cần có sự chấp thuận của ủy ban chính phủ và, trong một số trường hợp, của tổng thống.

Nga chỉ trích mạnh mẽ việc các quốc gia phương Tây thu giữ tài sản của nước này. Bộ trưởng Ngoại giao Sergei Lavrov cho rằng việc đóng băng tài sản về cơ bản cấu thành hành vi đánh cắp, bất hợp pháp.

Nguồn: [Link nguồn]

Phương Tây làm được gì trong mục tiêu trừng phạt kinh tế Nga?

Nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ của Moscow dù suy thoái nhưng đã chứng minh được khả năng chống chịu tốt hơn dự kiến trước các đòn trừng phạt của phương Tây.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Nguyễn (Theo Reuters) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN