Phương Tây làm được gì trong mục tiêu trừng phạt kinh tế Nga?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ của Moscow dù suy thoái nhưng đã chứng minh được khả năng chống chịu tốt hơn dự kiến trước các đòn trừng phạt của phương Tây.

Sáu tháng sau cuộc tấn công Ukraine, Nga đang sa lầy vào một cuộc chiến tiêu hao tiền của mà nước này không lường trước được nhưng lại đang gặt hái thành công trên một mặt trận khác: Nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ của Moscow dù suy thoái nhưng đã chứng minh được khả năng chống chịu tốt hơn dự kiến trước các đòn trừng phạt của phương Tây.

Phương Tây làm được gì trong mục tiêu trừng phạt kinh tế Nga? - 1

Việc Trung Quốc và Ấn Độ sẵn sàng mua dầu giá rẻ của Nga đã giúp ích phần nào cho nước này. Tuy nhiên các nhà phân tích cho rằng nền kinh tế Nga đã bắt đầu suy giảm và nhiều khả năng sẽ đối mặt với sự trì trệ kéo dài do hậu quả từ các đòn trừng phạt của phương Tây.

Bề ngoài không có nhiều thay đổi, chỉ có một vài mặt tiền cửa hàng trống trải từng là nơi kinh doanh của các thương hiệu phương Tây rời khỏi Nga trong thời gian qua. McDonalds (MCD) giờ đã mở lại với tên gọi mới là "Vkusno i tochka", hay "Tasty, and that it" và các quán cà phê Starbucks (SBUX) hiện đang dần mở cửa trở lại dưới thương hiệu Stars Coffee.

Làn sóng doanh nghiệp phương Tây rút khỏi thị trường Nga và các đòn trừng phạt liên tiếp của phương Tây nhằm vào lĩnh vực xuất khẩu năng lượng thiết yếu cũng như hệ thống tài chính của nước này đang bắt đầu cho thấy tác động, nhưng không theo cách mà phương Tây mong đợi.

Đồng rúp từng rớt giá xuống mức thấp kỷ lục so với đồng USD hồi đầu năm nay do phương Tây đóng băng một nửa số dự trữ ngoại hối 600 tỷ USD của Nga. Tuy nhiên, đồng rúp đã phục hồi trở lại và tăng lên mức mạnh nhất so với đồng USD kể từ năm 2018.

Ngân hàng trung ương Nga dự báo GDP trong năm nay giảm 4-6%. Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng đưa ra dự báo tương tự với mức giảm 6%. Hồi tháng 4, GDP của Nga được được dự báo giảm 8-10%.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết doanh thu của Nga từ việc bán dầu và khí đốt cho châu Âu đã tăng gấp đôi từ tháng 3 đến tháng 7 năm nay so với mức trung bình của những năm gần đây, mặc dù khối lượng bán ra đã giảm đi. Theo dữ liệu của IEA, khối lượng khí đốt Nga cung cấp đến châu Âu đã giảm khoảng 75% trong 12 tháng qua.

Dầu mỏ là một vấn đề khác. Hồi tháng 3, IEA từng dự đoán 3 triệu thùng dầu/ngày của Nga sẽ bị loại khỏi thị trường từ tháng 4 do các lệnh trừng phạt. Tuy nhiên, điều này đã không trở thành hiện thực. Xuất khẩu của Nga vẫn gia tăng, mặc dù các nhà phân tích của Rystad Energy đánh giá khối lượng sẽ giảm nhẹ trong mùa hè.

Theo các nhà phân tích, khi lệnh cấm vận của châu Âu đối với 90% dầu mỏ của Nga có hiệu lực vào tháng 12 tới, Nga có thể sẽ không còn được hưởng lợi như hiện nay. Khi đó, ước tính khoảng 2 triệu thùng dầu/ngày của Nga sẽ ở trong tình trạng lấp lửng. Một phần trong số này có thể đến châu Á, nhưng các chuyên gia cho rằng nhu cầu ở thị trường này sẽ không đủ cao để tiêu thụ hết khối lượng như vậy.

Trong khi lạm phát toàn cầu đang giúp ích cho ngành năng lượng của Nga, thì nó lại gây hại cho người dân nước này. Giống như phần còn lại của châu Âu, người Nga đang phải chịu một cuộc khủng hoảng về giá cả sinh hoạt, khiến cuộc chiến ở Ukraine trở nên tồi tệ hơn nhiều.

Nechaev, người đã giúp chèo lái nước Nga vượt qua sự sụp đổ kinh tế nghiêm trọng hơn nhiều trong những năm 1990, lo lắng: “Về mức sống, nếu bạn đo lường nó bằng thu nhập thực tế, chúng ta đã đi lùi khoảng 10 năm".

Các biện pháp trừng phạt nhằm vào lĩnh vực công nghệ có thể tác động sâu rộng nhất đến triển vọng kinh tế dài hạn của Nga. Hồi tháng 6, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết xuất khẩu chất bán dẫn toàn cầu sang Nga đã giảm 90% kể từ khi xung đột ở Ukraine bùng phát. Điều này làm tê liệt hoạt động sản xuất trong nhiều lĩnh vực, từ ô tô đến máy tính và có thể khiến Nga bị tụt hậu xa hơn trong cuộc đua công nghệ toàn cầu.

Nguồn: [Link nguồn]

Sau hàng loạt lệnh trừng phạt, bất ngờ số tiền thu được của Nga từ dầu mỏ

Báo cáo từ Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch (CREA) có trụ sở tại Phần Lan được đưa ra khi Kyiv kêu gọi phương Tây cắt đứt mọi hoạt động thương mại với...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Huy Nguyễn (Theo CNN) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN