Khởi nghiệp từ thứ người khác thường bỏ đi, 9x Lâm Đồng thu về hàng chục tỷ đồng/năm

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

“Qua những chuyến công tác trải nghiệm ở nước ngoài, tôi phát hiện thấy một “mỏ vàng” ẩn mình có sẵn ở Việt Nam. Vì vậy, tôi quyết định nghỉ việc, mở công ty riêng”.

Đó là chia sẻ của anh Nguyễn Đăng Thiên Phi Long (SN 1992) về quá trình khởi nghiệp của mình.

Sinh ra và lớn lên ở Lâm Đồng, sau khi tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Tài Chính – Ngân hàng, anh Long đã có thời gian dài làm việc ở một công ty chuyên xuất nhập khẩu vật tư nông nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh.

Trong quá trình làm việc, anh Long đã có cơ hội đi công tác, trải nghiệm ở nhiều quốc gia có nền nông nghiệp tiên tiến trên thế giới. Sau mỗi chuyến đi, anh luôn trăn trở về cách làm nông nghiệp tại quê nhà.

Qua những chuyến công tác, trải nghiệm ở nước ngoài, anh Long nhận thấy tiềm năng phát triển kinh tế từ vỏ dừa trong sản xuất nông nghiệp.

Qua những chuyến công tác, trải nghiệm ở nước ngoài, anh Long nhận thấy tiềm năng phát triển kinh tế từ vỏ dừa trong sản xuất nông nghiệp.

“Tôi phát hiện thấy có một mỏ vàng ẩn mình có sẵn rất nhiều ở Việt Nam nhưng chưa được khai thác đó là vỏ dừa”, anh Long nói.

Theo anh Long, qua những chuyến đi trải nghiệm, anh nhận ra vỏ dừa là một trong những nguyên liệu được sử dụng làm giá thể trồng trọt phổ biến nhất trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam, vỏ dừa lại thường bị mọi người coi như thứ không có giá trị và vứt đi, chỉ có một số ít người sử dụng để trồng trọt nhưng lại chưa được xử lý kỹ khiến hiệu quả chưa cao.

Vỏ dừa được xử lý trước khi đưa vào sản xuất giá thể xơ dừa.

Vỏ dừa được xử lý trước khi đưa vào sản xuất giá thể xơ dừa.

Anh Long nhận thấy, để có thể đưa vỏ dừa thành nguyên liệu, giá thể để trồng cây thì buộc phải nghiền vỏ thành mụn và xơ dừa, sau đó mang đi xử lý để loại bỏ chất chát và các loại muối.

Vì vậy, năm 2018, mặc dù đang đảm nhận công việc ở vị trí quản lý bán hàng với thu nhập hấp dẫn ở thành phố, anh Long vẫn quyết định xin nghỉ việc, về Đà Lạt để bắt tay vào mở công ty riêng, nghiên cứu quy trình xử lý xơ dừa theo kỹ thuật của Hà Lan.

Mỗi tháng xưởng sản xuất của anh Long tiêu thụ hơn 1.000m3 vỏ dừa.

Mỗi tháng xưởng sản xuất của anh Long tiêu thụ hơn 1.000m3 vỏ dừa.

Anh đầu tư sản xuất xơ dừa quy mô lớn, tiêu chuẩn hoá sản phẩm và tối ưu hoá giá thành, cung cấp sản phẩm mụn xơ dừa đã qua xử lý cho người nông dân theo đúng tiêu chuẩn, chất lượng quốc tế.

Tuy nhiên, làm ra sản phẩm nhưng anh là người tiên phong sản xuất và cung cấp ra thị trường sản phẩm từ xơ dừa nên nhiều người còn e dè, nghi ngờ tính hiệu quả của sản phẩm. Vì vậy, anh Long phải đi thuyết phục từng người sử dụng sản phẩm của mình.

Hàng nghìn nhà sản xuất nông nghiệp đã sử dụng sản phẩm xơ dừa để trồng trọt.

Hàng nghìn nhà sản xuất nông nghiệp đã sử dụng sản phẩm xơ dừa để trồng trọt.

“Có những tháng không bán được hàng, cuối tháng phải xoay đủ nơi để có tiền trả lương cho nhân viên, chi trả chi phí văn phòng khiến tinh thần và sức khoẻ của tôi bị ảnh hưởng rất nhiều. May mắn là gia đình luôn ủng hộ, đội ngũ cộng sự luôn gắn bó và hỗ trợ hết mình khiến tôi có thêm động lực để vượt qua”, anh Long cho hay.

Không những thế, để thuyết phục nông dân chuyển đổi từ trồng rau trên đất sang giá thể xơ dừa đã qua xử lý, anh Long còn xây dựng một trang trại trình diễn công nghệ tại Đà Lạt và mời người dân đến tham quan. Từ đó, từng bước thuyết phục, chứng minh được hiệu quả.

Anh Long là một trong những nhà sản xuất tiên phong cung cấp giá thể trồng trọt từ xơ dừa trong sản xuất nông nghiệp.

Anh Long là một trong những nhà sản xuất tiên phong cung cấp giá thể trồng trọt từ xơ dừa trong sản xuất nông nghiệp.

Khi thấy sản phẩm chất lượng, tăng năng suất, giảm thiểu bệnh hại, mọi người đã tiếp tục ủng hộ và giới thiệu thêm nhiều khách hàng.

Khó khăn chưa dừng lại ở đó, năm 2020, dịch Covid-19 ập tới, các hoạt động kinh doanh gần như phải tạm dừng để phòng chống dịch. Tuy nhiên, các khoản chi phí vận hành vẫn phải trả mỗi tháng và đảm bảo thu nhập cho nhân viên khiến anh Long lại một lần đứng trước thử thách mới.

“Trong giai đoạn giãn cách xã hội, tôi nhận ra có rất nhiều người có nhu cầu trồng cây, trồng rau ở nhà. Từ đó, tôi và các kỹ sư của mình cho ra đời các sản phẩm giá thể chất lượng, tiện lợi từ xơ dừa cho khách hàng ở thành phố có thể trồng nhiều loại cây khác nhau”, anh Long kể lại.

Không chỉ sản xuất giá thể trồng trọt từ xơ dừa, anh Long còn thiết kế và thi công nhà màng, nhà lưới để trồng cây.

Không chỉ sản xuất giá thể trồng trọt từ xơ dừa, anh Long còn thiết kế và thi công nhà màng, nhà lưới để trồng cây.

Nhờ sáng kiến mới này, doanh nghiệp của anh Long “vượt bão”, cung cấp các sản phẩm cho khách hàng trồng rau tại nhà hay các sản phẩm chuyên dụng để trồng hoa, cây cảnh, xương rồng, sen đá…

Không chỉ sản xuất xơ dừa theo công nghệ hiện đại, làm giá thể trồng trọt theo mô hình rồi chuyển giao kỹ thuật cho các trang trại, nhà vườn và các hộ nông dân, anh Long còn cung cấp giải pháp nông nghiệp công nghệ cao như hệ thống nhà lưới, nhà màng, nhà phơi nông sản, hệ thống bảo quản và phân loại hàng nông sản cho các doanh nghiệp xuất khẩu rau củ quả.

Từ bỏ việc làm nhiều người mơ ước, anh Long về quê khởi nghiệp mang về doanh thu hàng tỷ đồng/tháng.

Từ bỏ việc làm nhiều người mơ ước, anh Long về quê khởi nghiệp mang về doanh thu hàng tỷ đồng/tháng.

Sau hơn 5 năm khởi nghiệp trong lĩnh vực cung cấp nguyên liệu đầu vào cho ngành nông nghiệp, doanh nghiệp của anh Long đã có một xưởng sản xuất tại Lâm Đồng, mỗi tháng sản xuất và tiêu thụ hơn 1.000m3 giá thể xơ dừa, mang về doanh thu trung bình đạt trên 1 tỷ đồng/tháng.

Các sản phẩm do công ty anh Long sản xuất đã phục vụ hơn 1.200 nhà sản xuất nông nghiệp chuyên nghiệp của trên 40 tỉnh thành trong cả nước.

Nguồn: [Link nguồn]

“Từ ngày làm nghề này, tôi cảm thấy mình thần kinh thép hơn hẳn. Bởi vì, một con cá cả trăm triệu đồng, thậm chí cả tỷ đồng mang ra gây mê, nằm đúng như kiểu cá chết. Sơ sẩy một cái là đi luôn”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hồng Cảnh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN