Phát hiện 7 báu vật tế thần bằng vàng nhờ người dò kim loại

Sự kiện: Du lịch, lễ hội

Những báu vật có tuổi đời 1.500 năm được chôn bởi những quý tộc Bắc Âu cổ đại như lễ vật cao quý dâng lên các vị thần.

Theo Smithsonian Magazine, một người dò kim loại giấu tên ở Na Uy đã giúp nhóm khảo cổ từ Viken County khai quật được 4 mặt dây chuyền vàng ở thành phố Råde vào năm 2019, sau đó nhóm khảo cổ khác từ Đại học Oslo tiếp tục tìm kiếm quanh đó và phát hiện thêm 3 chiếc nữa trong năm 2020. 7 hiện vật kỳ lạ, chạm khắc tinh xảo hình các vị thần Bắc Âu và động vật đã được đưa về nghiên cứu và xác định là những vật tế thần "cao cấp" của người tiền sử.

7 mặt dây chuyền vàng khai quật được tại Na Uy là báu vật thật sự bởi độ cổ xưa, tinh xảo và giá trị lịch sử - Ảnh: Bảo tàng Lịch sử văn hóa

7 mặt dây chuyền vàng khai quật được tại Na Uy là báu vật thật sự bởi độ cổ xưa, tinh xảo và giá trị lịch sử - Ảnh: Bảo tàng Lịch sử văn hóa

Theo Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan (Mỹ), một trong các đơn vị tham gia cuộc nghiên cứu, các báu vật này có niên đại khoảng thế kỷ thứ 5 hoặc thứ 6 sau Công Nguyên. Vào thời đó, người dân sinh sống tại vùng này vẫn thường tế thần bằng vật nuôi hay các món đồ tạo tác họ quý trọng.

Riêng những mặt dây chuyền như 7 cái vừa khai quật được thường là vật các hoàng đế Scandinavia tặng cho những trọng thần. Các quý tộc sở hữu nó sẽ đeo để thể hiện địa vị và sự giàu có, vì vậy việc dùng nó để tế thần là một hành động hết sức đặc biệt.

Một trong các mặt dây chuyền khi mới được khai quật - Ảnh: Bảo tàng Lịch sử văn hóa

Một trong các mặt dây chuyền khi mới được khai quật - Ảnh: Bảo tàng Lịch sử văn hóa

Acient Origins cho biết do số người sở hữu mặt dây chuyền loại này cực kỳ hiếm trong xã hội cổ đại, nên chỉ có 1 cái tương tự được khai quật ở Na Uy trong vòng 70 năm qua.

Tờ Science Norway trích dẫn giải thích của các nhà khảo cổ học Jessica Leigh McGraw, Margrete Figenschou Simonsen và Magne Samdal thuộc Bảo tàng Lịch sử Văn hóa (Na Uy), rằng người dân Scandinavia đã bắt chước việc sử dụng dạng mặt dây chuyền như vậy từ văn hóa La Mã, tạo nó một diện mạo Bắc Âu và biến nó thành nét đặc trưng của riêng họ.

Có thể nghi lễ liên quan đến các báu vật này diễn ra trong khoảng năm 536 đến 540, thời gian mà phần lớn châu Âu diễn ra nạn đói và bệnh dịch hạch sau hàng loạt vụ phun trào núi lửa gây biến đổi khí hậu nghiêm trọng.

Nguồn: [Link nguồn]

Phát hiện ”cổng địa ngục” ở Ý, chim bay ngang là rơi xuống chết

"Cổng địa ngục" huyền thoại của thành phố cổ Hierapolis thực sự gây chết chóc như trong cổ văn và truyền thuyết,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thu Anh ([Tên nguồn])
Du lịch, lễ hội Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN