Nữ đại gia 8x kín tiếng đứng sau khu tâm linh 3.000 tỷ đồng tại Hoà Bình

Sự kiện: Kinh Doanh

Dự án khu tâm linh 3.000 tỷ đồng tại Hoà Bình do Công ty TNHH Một thành viên Pacific - Hòa Bình làm chủ đầu tư. Đại diện pháp luật công ty này là một nữ đại gia khá trẻ tuổi, bà Phan Thanh Hà sinh năm 1986.

Như tin đã đưa, UBND tỉnh Hòa Bình mới đây có Tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa thực hiện dự án Khu du lịnh sinh thái - tâm linh Lạc Thủy tại xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình với vốn đầu tư lên tới 3.038 tỷ đồng.

Dự kiến khu du lịch sinh thái tâm linh Lạc Thủy sẽ hoàn thành thủ tục pháp lý trong quý I/2020, đến tháng 3/2025 sẽ chính thức đưa vào hoạt động kinh doanh, khai thác dịch vụ. Sau khi hoàn thành, dự án có quy mô 10.000 lượt khách/ngày, tương đương 3 triệu lượt khách/năm.

Do chưa đủ điều kiện để xem xét, hiện Văn phòng Chính phủ đã chuyển tờ trình của tỉnh Hoà Bình đến Bộ Tài nguyên và Môi trường để bộ chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các cơ quan có liên quan xem xét, xử lý theo thẩm quyền.

Khu du lịch sinh thái – tâm linh Lạc Thuỷ có vốn đầu tư dự kiến hơn 3.000 tỷ đồng.

Khu du lịch sinh thái – tâm linh Lạc Thuỷ có vốn đầu tư dự kiến hơn 3.000 tỷ đồng.

Theo tìm hiểu, Dự án khu du lịch sinh thái – tâm linh Lạc Thuỷ sẽ do Công ty TNHH Một thành viên Pacific - Hòa Bình làm chủ đầu tư. Công ty này được biết đến là một thành viên của Công ty CP Tập đoàn Thái Bình Dương do ông Phan Văn Quý (1954) giữ chức chủ tịch Hội đồng quản trị.

Đáng chú ý, người đại diện pháp luật của Công ty TNHH Một thành viên Pacific - Hòa Bình là một nữ đại gia khá trẻ tuổi, bà Phan Thanh Hà (sinh năm 1986, thường trú tại phố Lý Thường Kiệt, Hà Nội). 

Công ty có trụ sở chính tại thôn Lão Nội, xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy và được thành lập vào tháng 10/2016, trước 1 tháng khi được UBND tỉnh Hòa Bình ra quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu du lịch sinh thái - tâm linh Hòa Bình.

Trong khi đó, công ty mẹ là Tập đoàn Thái Bình Dương hoạt động trong những lĩnh vực chính gồm: Công nghiệp, tổng thầu và bất động sản. Hiện tập đoàn này có 7 công ty thành viên chủ yếu hoạt động tại Bình Thuận, Hoà Bình.

Tính đến tháng 6/2019, từ vốn điều lệ ban đầu khoảng 1 tỷ đồng, Tập đoàn này đã tăng vốn điều lệ lên hơn 1.800 tỷ đồng. 3/4 cổ đông sáng lập đã thoái toàn bộ vốn, còn ông Phan Văn Quý hiện vẫn đang giữ chức Chủ tịch HĐQT với tỷ lệ sở hữu 5%.

Tập đoàn Thái Bình Dương hiện đang là chủ đầu tư của hàng loạt dự án lớn có quy mô nghìn tỷ trên khắp cả nước như: Khu du lịch văn hoá và nghỉ dưỡng Hương Sơn (Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) 4.600 tỷ đồng; dự án cáo treo Hương Bình nằm tại Lạc Thủy, Hòa Bình và huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội với tổng vốn đầu tư hơn 600 tỷ đồng.

Ngoài ra, Tập đoàn Thái Bình Dương còn làm chủ đầu tư một số dự án nhiệt điện như Sơn Mỹ 1 (BOT); dự án Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4, Vĩnh Tân 4 mở rộng hay cảng quốc tế Vĩnh Tân.

Thái Bình Dương cũng là chủ đầu tư của nhiều dự án bất động sản cao cấp trên “đất vàng” Hà Nội và TPHCM. Có thể kể tới như: Khu biệt thự cao cấp Hồ Tây; Tổ hợp Trung tâm dịch vụ thương mại, căn hộ và văn phòng Hoàng Thành Tower (Hà Nội); Khu biệt thự Vườn Dừa (Thảo Điền, Quận 2, TPHCM)…

Hoà Bình xin chuyển đất lúa làm khu du lịch tâm linh 3.000 tỷ, Chính phủ nói gì?

Người phát ngôn Chính phủ cho biết, dự án của tỉnh Hoà Bình hiện nay chưa đủ điều kiện để Chính phủ xem xét. Chính...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phương Linh ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN