Gia đình đại gia Đỗ Anh Tú bỏ túi thêm gần 3.000 tỷ đồng trong ngày thị trường “đỏ lửa”

Trong ngày thị trường chứng khoán Việt Nam “đỏ lửa”, gia đình nhà đại gia Đỗ Anh Tú vẫn ghi nhận khối tài sản tăng mạnh gần 3.000 tỷ đồng.

Trong phiên giao dịch cuối tuần (12/2), chỉ số VN-Index kết phiên giảm 5,08 điểm (-0,34%) về mức 1.501,71 điểm, chấm dứt chuỗi 5 phiên tăng liên tiếp trước đó.

Cùng với đó, chỉ số HNX-Index giảm 1,35 điểm (-0,32%) xuống 426,89 điểm và UPCoM-Index giảm 0,09% về 112,54 điểm trong phiên cuối tuần đầu tiên của năm âm lịch Nhâm Dần 2022.

Mặc dù giảm mạnh trong phiên cuối tuần, nhưng tính trong tuần đầu tiên của năm âm lịch (từ 7 đến 11/2), VN-Index tăng tổng cộng 22,75 điểm (+1,54%), HNX-Index cũng tích cực không kém, khi tăng tổng cộng 10,16 điểm (+2,44%).

Trong khi đó, bất chấp việc chỉ số VN-Index “đỏ lửa” trong phiên giao dịch cuối tuần, mã cổ phiếu TPB của Ngân Hàng TMCP Tiên Phong vẫn ghi nhận đà tăng ấn tượng 1.650 đồng/cổ phiếu, tương đương mức tăng 4%. Với mức tăng này, TPB cũng là mã cổ phiếu ghi nhận đà tăng mạnh nhất rổ VN30 ở phiên giao dịch cuối tuần.

Khối tài sản gia đình nhà ông Đỗ Anh Tú tăng thêm gần 3.000 tỷ đồng trong phiên giao dịch cuối tuần đầu tiên của năm âm lịch

Khối tài sản gia đình nhà ông Đỗ Anh Tú tăng thêm gần 3.000 tỷ đồng trong phiên giao dịch cuối tuần đầu tiên của năm âm lịch

Với đà tăng mạnh của cổ phiếu TPB, khối tài sản của gia đình đại gia Đỗ Anh Tú - Phó Chủ tịch HĐQT ngân hàng ghi nhận đà tăng mạnh. Theo đó, với việc đáng sở hữu trực tiếp hơn 58,6 triệu cổ phiếu TPB, khối tài sản của ông Tú ghi nhận mức tăng hơn 967 tỷ đồng.

Trong khi đó, khối tài sản của người con trai Đỗ Minh Quân cũng ghi nhận mức tăng 871 tỷ đồng khi thiếu gia nhà ông Tú đang sở hữu hơn 52,8 triệu cổ phiếu TPB.

Cùng với đó, khối tài sản của bà Đỗ Quỳnh Anh cũng ghi nhận mức tăng 801 tỷ đồng, hiện ái nữ nhà ông Tú đang sở hữu hơn 48,5 triệu cổ phiếu TPB.

Với việc đang sở hữu hơn 1,4 triệu cổ phiếu ngân hàng này, khối tài sản của vợ ông Tú là bà Trung Thị Lâm Ngọc cũng ghi nhận mức tăng thêm hơn 23 tỷ đồng.

Tính chung, chỉ trong phiên giao dịch ngày 11/2, khối tài sản của gia đình đại gia Đỗ Anh Tú ghi nhận mức tăng thêm gần 2.664 tỷ đồng. Với việc đang sở hữu hơn 161,4 triệu cổ phiếu TPB, tính theo giá thị trường, khối tài sản của gia đình đại gia người Hà Nội có giá trị thị trường lên tới gần 7.000 tỷ đồng. Trong khi đó, giá trị vốn hóa của TPB tăng mạnh lên mức 67.778,2 tỷ đồng.

Với việc đang sở hữu khối tài sản lần lượt là 2.664 tỷ đồng và 2.080 tỷ đồng, thiếu gia Đỗ Minh Quân và ái nữ Đỗ Quỳnh Anh của nhà đại gia Đỗ Anh Tú cũng vượt mặt hàng loạt doanh nhân nổi tiếng như Dương Công Minh, Điêu Chính Hải Triều, Nguyễn Hồ Nam, Nguyễn Khải Hoàn, Đỗ Quang Hiển,... trên bảng xếp hạng Top những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.

Trong năm 2021, ngân hàng TPB đã có một năm hoạt động kinh doanh tăng trưởng khi hầu hết các con số báo về đều khả quan hơn năm trước. Nguồn thu chính đem về hơn 9.946 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, tăng 31% so với năm trước.

Các nguồn thu ngoài lãi cũng tăng trưởng và đóng góp không nhỏ vào lợi nhuận. Lãi từ dịch vụ tăng 65%, đạt hơn 1.542 tỷ đồng chủ yếu nhờ phí từ hoạt động thanh toán và dịch vụ bảo hiểm. Lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư tăng 98%, ghi nhận gần 1.410 tỷ đồng.

Ngân hàng TPB ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng trong năm 2021

Ngân hàng TPB ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng trong năm 2021

Trong năm, TPBank dành ra 2.908 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng, tăng 63%, do đó, Ngân hàng báo lãi trước và sau thuế cùng tăng 38%, lần lượt thu về 6.038 tỷ đồng và 4.830 tỷ đồng. Nếu so với con số 5.500 tỷ đồng kế hoạch lợi nhuận trước thuế cho cả năm 2021, TPBank đã vượt 10% chỉ tiêu.

Tính đến cuối quý 4/2021, tổng tài sản Ngân hàng tăng 42% so với đầu năm, lên hơn 292.827 tỷ đồng. Cho vay khách hàng tăng 18%, ghi nhận 141.227 tỷ đồng, trong đó nợ dài hạn chiếm 53% tổng dư nợ.

Về nguồn vốn, tiền gửi khách hàng tăng 20% so với đầu năm, đạt 139.562 tỷ đồng. Phát hành giấy tờ có giá tăng 29%, ghi nhận 35.405 tỷ đồng, chủ yếu là giấy tờ có giá kỳ hạn từ 367 ngày đến 1,826 ngày. Trong khi tổng nợ xấu tính đến ngày 31/12/2021 giảm 19% so với đầu năm, chỉ còn gần 1.157 tỷ đồng, chủ yếu nhờ giảm nợ nhóm 3 và nhóm 5. Kết quả, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay giảm về dưới 1%.

Đánh giá về thị trường chứng khoán Việt Nam sau phiên giao dịch ngày 11/2, các chuyên gia của Công ty Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS) đánh giá đây phần nhiều mang tính chất điều chỉnh kỹ thuật với khối lượng giao dịch không tạo đột biến. Dưới góc nhìn kỹ thuật, chỉ số vẫn đang nằm trên đường trung bình động 20 ngày, cho thấy xu hướng tăng ngắn hạn nhiều khả năng sẽ vẫn tiếp diễn.

VCBS khuyến nghị các nhà đầu tư có thể tạm thời quan sát thêm một vài phiên tới để chờ đợi chỉ số chung thử thách thành công ngưỡng 1.500 điểm trước khi xem xét giải ngân theo xu hướng mới nếu chỉ số chung tiếp tục bứt phá đi kèm tín hiệu thanh khoản có sự cải thiện, hoặc giảm bớt tỷ trọng cổ phiếu nếu chỉ số không thể giữ được mốc điểm số này.

Nguồn: [Link nguồn]

Bầu Hiển và hai thiếu gia bỏ túi thêm hàng trăm tỷ đồng những ngày đầu năm

Cùng với kết quả kinh doanh tích cực của ngân hàng SHB, khối tài sản của Chủ tịch Đỗ Quang Hiển và hai thiếu gia đã...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Nam ([Tên nguồn])
Biến động tài sản doanh nhân Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN