Đại gia tuần qua: Vingroup mua lại Đô thị Sài Đồng

Sự kiện: Kinh Doanh

Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang thực hiện tái cơ cấu tổ chức.

Vingroup muốn sở hữu 100% cổ phần của Đô thị Sài Đồng

CTCP Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vừa công bố tài liệu lấy ý kiến đại hội đồng cổ đông bằng văn bản qua đó tiết lộ phương án hoán đổi cổ phiếu đang lưu hành của CTCP Đầu tư và Phát triển Đô thị Sài Đồng.

Vingroup hiện đang nắm 89,5% cổ phần của Đô thị Sài Đồng (tương ứng 107,4 triệu đơn vị). Nhằm mục đích tái cơ cấu tổ chức, Vingroup muốn sở hữu 100% cổ phần của Đô thị Sài Đồng thông qua phương án sáp nhập. 

Cụ thể, Vingroup sẽ thực hiện phát hành thêm cổ phiếu để hoán đổi với toàn bộ cổ phiếu đang lưu hành thuộc sở hữu của cổ đông còn lại bên Đô thị Sài Đồng, 10,5% tương đương 12,6 triệu đơn vị. 

Tỷ lệ hoán đổi theo tài liệu lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản là 1 cổ phiếu SDI đổi lấy 1,1 cổ phiếu VIC. Tương đương với việc Vingroup sẽ phát hành thêm khoảng 13,86 triệu cổ phiếu đơn vị. Đồng thời, vốn điều lệ của Vingroup sau sáp nhập dự kiến tăng lên 34.438 tỉ đồng. 

Sau khi thực hiện xong hoán đổi cổ phiếu, Vingroup sẽ trở thành chủ sở hữu duy nhất của Đô thị Sài Đồng, công ty bị sáp nhập sẽ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thành Công ty TNHH Một thành viên. Việc sáp nhập sẽ không làm thay đổi đến tình hình hoạt động kinh doanh và sử dụng lao động tại Đô thị Sài Đồng. 

Vingroup muốn sở hữu 100% cổ phần của Đô thị Sài Đồng

Vingroup muốn sở hữu 100% cổ phần của Đô thị Sài Đồng

Quốc Cường Gia Lai sẽ thoái hết vốn ở công ty Cường Đô La làm CEO

Quốc Cường Gia Lai sẽ tìm đối tác để bán toàn bộ phần vốn 132 tỷ đồng tại Công ty Chánh Nghĩa Quốc Cường. Đây là doanh nghiệp do ông Nguyễn Quốc Cường làm tổng giám đốc.

HĐQT Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai vừa phê duyệt chủ trương thoái toàn bộ vốn tại Công ty Cổ phần Chánh Nghĩa Quốc Cường. Đây là doanh nghiệp do ông Nguyễn Quốc Cường làm tổng giám đốc. Chủ tịch kiêm CEO Quốc Cường Gia Lai Nguyễn Thị Như Loan được ủy quyền tìm kiếm, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác để chuyển nhượng 18,6% cổ phần tại Chánh Nghĩa Quốc Cường với giá 132 tỷ đồng.

Công ty Chánh Nghĩa Quốc Cường được thành lập tháng 9/2018, có trụ sở tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh chính là kinh doanh bất động sản.

Ba cổ đông sáng lập Chánh Nghĩa Quốc Cường gồm Quốc Cường Gia Lai và hai cổ đông cá nhân Lý Kim Hoa và Vương Kim Soa có cùng địa chỉ đăng ký hộ khẩu thường trú ở phường Chánh Nghĩa, thành phố Thủ Dầu Một.

Vốn điều lệ hiện tại của Chánh Nghĩa Quốc Cường là 708 tỷ đồng. Trong đó, 132 tỷ là tiền mặt và 576 tỷ là giá trị quyền sử dụng đất. 

Người đại diện theo pháp luật của Chánh Nghĩa Quốc Cường là ông Nguyễn Quốc Cường (Cường Đô La). Ông Cường giữ chức tổng giám đốc tại doanh nghiệp từ tháng 2 thay bà Như Loan. Trước đó, doanh nhân Nguyễn Quốc Cường đã thôi hết chức vụ tại Quốc Cường Gia Lai vào cuối năm 2018.

Chánh Nghĩa Quốc Cường đang phát triển một dự án căn hộ tại thành phố Thủ Dầu Một với diện tích 8.600 m2, quy mô hơn 1.100 căn hộ, kết cấu 36 tầng (2 tầng để xe). Dự án này dự kiến bàn giao vào năm 2021. 

FLC của ông Trịnh Văn Quyết “thăng hoa”

Cổ phiếu FLC của Tập đoàn FLC đã có chuỗi 5 phiên tăng trần liên tiếp với hàng chục triệu đơn vị được khớp lệnh. Qua 1 tuần, cổ phiếu FLC đã tăng tới 39,46% và đang ở mốc cao nhất từ trước đến giờ là 4.630 đồng/cổ phiếu. 

Thống kê lịch sử giao dịch của cổ phiếu này, đây là chuỗi phiên tăng trần dài nhất của cổ phiếu FLC với việc khớp lệnh hàng chục triệu đơn vị mỗi phiên. Có thể nói, đây là mức tăng "lịch sử" của cổ phiếu FLC.

Với việc giá cổ phiếu tăng từ 3.320 đồng/cp lên 4.630 đồng/cp, vốn hóa thị trường của Tập đoàn FLC tăng gần 930 tỉ đồng.

Được biết, cổ phiếu FLC liên tục tăng kịch trần khi sắp tới doanh nghiệp này chào bán hơn 299,6 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cp, ước tính thu về tối đa khoảng 3.000 tỉ đồng. Thời gian nhận đăng kí và nộp tiền mua cổ phiếu từ 1/11 đến 21/11. Thời gian chuyển nhượng quyền mua từ ngày 01/11/2019 đến ngày 18/11/2019.

Hiện công ty có vốn điều lệ xấp xỉ 7.100 tỉ đồng, nếu phát hành thành công, FLC sẽ là tập đoàn tư nhân có vốn điều lệ lên đến 10.100 tỷ đồng tương ứng trên 1 tỷ cổ phần lưu hành.

Toàn bộ số tiền gần 3.000 tỷ đồng dự kiến thu được từ đợt phát hành thêm sẽ được dùng để bổ sung vốn lưu động của Tập đoàn và thực hiện một số dự án bất động sản, tăng vốn điều lệ cho công ty con là Công ty TNHH Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) từ 1.300 lên 2.000 tỉ đồng…

Mới đây, FLC công bố sắp sửa IPO hãng hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) và đưa cổ phiếu lên sàn vào đầu năm 2020. Theo đó, FLC kỳ vọng sẽ tăng vốn lên 4.000 tỷ đồng, tương ứng 400 triệu cổ phần. Mức giá IPO dự kiến từ 50-60.000 đồng/cp, tức định giá hãng hàng không này ở mức 20-24 nghìn tỷ đồng (khoảng 1 tỷ USD).

Cổ phiếu FLC của Tập đoàn FLC đã có chuỗi 5 phiên tăng trần liên tiếp với hàng chục triệu đơn vị được khớp lệnh.

Cổ phiếu FLC của Tập đoàn FLC đã có chuỗi 5 phiên tăng trần liên tiếp với hàng chục triệu đơn vị được khớp lệnh.

“Lộ” thân thế của ông chủ 8x đứng sau Công ty Sông Đà

Phía sau Công ty Cổ phần đầu tư nước sạch Sông Đà là cả một nhóm nhà đầu tư thế lực, sở hữu bất động sản "khủng" và đứng đầu là một doanh nhân trẻ 8X.

Theo đó, Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch Sông Đà tiền thân là Công ty TNHH MTV Nước sạch Vinaconex được thành lập ngày 21.3.2009. Ngày 22.9.2009, cổ phần hoá chuyển thành CTCP nước sạch Vinaconex.

Ngày 1.2.2019, đại hội cổ đông công ty đã họp và thống nhất đổi thành CTCP Đầu tư nước sạch Sông Đà. Theo báo cáo thường niên năm 2018, tính đến ngày 31.12.2018, cổ đông lớn nhất, chi phối và kiểm soát công ty là Công ty TNHH MTV Năng lượng Gelex với 45,348 triệu cổ phần, tương ứng tỷ lệ 60,46%. 

Tuy nhiên, Công ty TNHH MTV Năng lượng Gelex chỉ là công ty con của Tổng CTCP thiết bị điện Việt Nam (Gelex) - một trong những đại gia sản xuất, phân phối, đầu tư thiết bị điện. 

Đáng chú ý, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) của Gelex là ông Nguyễn Văn Tuấn, một doanh nhân còn khá trẻ (sinh năm 1984). Năm 2016, ông Tuấn cũng từng giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH MTV Năng lượng Gelex.

Trong giới đầu tư chứng khoán ông Tuấn khá nổi tiếng với biệt danh “Tuấn mượt” bởi đã từng có thời gian làm lãnh đạo tại Công ty chứng khoán Xuân Thành của “bầu Thuỵ” (Nguyễn Đức Thuỵ - ông chủ Tập đoàn Xuân Thành) người Ninh Bình.

Khi được bầu làm chủ tịch của một công ty tên tuổi như Gelex, ông Tuấn khiến dư luận khá bất ngờ. Lý do, trước kia Gelex thuộc sở hữu của Bộ Công thương, tháng 10.2015, sau khi lên sàn đã được Công ty TNHH MTV Đầu tư Gex mua lại. 

Đứng sau Gex là Công ty Huy Hoàng có đại bản doanh tại Thái Nguyên. Trong đó, 2 cổ đông lớn nhất là bà Dương Thị Hồng Hạnh, góp 51% và bà Đào Thị Lơ sở hữu 23%. Ngày 26.8.2016, HĐQT Gelex đã ra quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Tuấn làm Tổng giám đốc. Năm 2018, ông Tuấn tiếp được bầu làm Chủ tịch HĐQT. 

Điều bất ngờ nằm ở chỗ, ông Tuấn chính là chồng bà Dương Thị Hồng Hạnh và là con ruột bà Đào Thị Lơ. Không chỉ là ông chủ của Gelex, ông Tuấn hiện là Chủ tịch HĐQT của Viglacera sau thương vụ mua lại hàng chục triệu cổ phần mà Bộ Xây dựng thoái vốn từ công ty này.

Ngoài các lĩnh vực công nghiệp, Gelex đang sở hữu rất nhiều bất động sản “khủng” gồm khách sạn, văn phòng, bán lẻ. Các dự án trọng điểm có địa điểm tại các vị trí vàng tại các thành phố lớn như: tổ hợp khách sạn 5 sao Melia Hà Nội và tòa nhà văn phòng HCO; tổ hợp khách sạn, dịch vụ thương mại, văn phòng cho thuê tại số 10 Trần Nguyên Hãn và 27 - 29 Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm; tòa nhà văn phòng cao cấp Gelex Tower 52 Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng.

Ngoài ra, Gelex đã và đang đẩy mạnh việc đầu tư vào các khu công nghiệp như Khu công nghiệp Cát Hải - Hải Phòng, Tiền Phong - Quảng Ninh.

CEO Nguyễn Vũ Cao được bình chọn Doanh nhân tâm tài hàng đầu Asean 2019 

Tại hội nghị kinh tế ASEAN – Doanh nghiệp 4.0 năm 2019 vừa diễn ra tại Kuala Lumpur thủ đô Malaysia, Doanh nhân Nguyễn Vũ Cao – CEO kiêm chủ tịch HĐQT của Vạn Khang Phát Corporation đã được bầu chọn là gương mặt tiêu biểu ASEAN nhận giải thưởng “Doanh Nhân tâm tài hàng đầu ASEAN 2019”, đồng thời Vạn Khang Phát Corporation cũng đã được bình chọn nhận giải thưởng “Top thương hiệu sản phẩm dịch vụ vàng hàng đầu ASEAN”.

Đối với Vạn Khang Phát Corporation, doanh nghiệp được biết tới là một tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực bất động sản, Xuất nhập khẩu, Giáo dục, Thương mại điện tử, Nội thất... gồm các  công ty  thành viên trực thuộc: Khang Land – hoạt động phân phối BĐS, Hoàng Gia Invest – phân phối BDS, Học Viện Bất Động Sản Khang Land (KREA) – đào tạo, Khang E-commerce – khangland.com & omaha.vn, Huy Hoàng Group – đầu tư bất động sản, Huy Hoàng Export  – Xuất Nhập Khẩu.

Người bình thường ”chỉ làm, không tiêu” 2,8 triệu năm mới giàu bằng tỷ phú này

Con số này chính là minh họa rõ nét nhất cho tình trạng mất cân bằng giàu nghèo đang gia tăng trên thế giới hiện nay.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thiên Lý ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN