Đại gia tuần qua: Doanh nghiệp bầu Đức mang về hơn 14 tỷ đồng chủ yếu từ bán chuối

Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAG) do đại gia Đoàn Nguyên Đức giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị đã có báo cáo cập nhật tình hình hoạt động kinh doanh tháng 3/2023.

Doanh nghiệp bầu Đức thu hơn 14 tỷ đồng mỗi ngày từ bán chuối, nuôi heo

Theo số liệu được công bố, doanh thu thuần tháng qua đạt 652 tỷ đồng, bao gồm 162 tỷ đồng từ chăn nuôi, 296 tỷ đồng từ cây ăn trái và 194 tỷ đồng từ ngành phụ trợ. Chỉ tính riêng mảng trồng chuối và nuôi heo giúp doanh nghiệp của bầu Đức thu về số tiền hơn 14 tỷ đồng mỗi ngày trong tháng 3 vừa qua.

Doanh thu từ bán chuối của HAG tăng mạnh trong tháng 3 vừa qua

Doanh thu từ bán chuối của HAG tăng mạnh trong tháng 3 vừa qua

Cụ thể, sản lượng ngành chăn nuôi trong tháng 3 của doanh nghiệp chỉ đạt 33.436 con heo thịt, đây là mức thấp nhất 6 tháng qua. Sản lượng ngành chăn nuôi của HAG suy giảm trong bối cảnh giá heo hơi liên tục giảm mạnh thời gian qua.

Trái ngược với kết quả kinh doanh ảm đạm của ngành chăn nuôi, xuất khẩu chuối của HAG tăng đột biến đạt 18.676 tấn, cao nhất 7 tháng, trong khi đó, chuối để sản xuất thức ăn gia súc giảm đáng kể chỉ còn 2.556 tấn.

Sau khi trừ các khoản chi phí, HAG báo lãi ròng 101 tỷ đồng.

Doanh nghiệp của nữ đại gia vàng bạc tiết lộ mức thưởng lớn cho dàn lãnh đạo

Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2023.

Đáng chú ý, PNJ trình Đại hội hai phương án thưởng tiền mặt cho HĐQT và lãnh đạo chủ chốt.

Phương án lợi nhuận trong năm 2023 đạt 1.811 tỷ đồng (mức lãi của năm 2022) trở lên, công ty sẽ thưởng cho HĐQT và lãnh đạo chủ chốt 35 tỷ đồng.

Còn lợi nhuận sau thuế đạt 1.937 tỷ đồng trở lên (vượt kế hoạch đề ra), HĐQT và lãnh đạo chủ chốt sẽ nhận thưởng 50 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, PNJ cũng đưa ra phương án phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn người lao động (ESOP) với giá 10.000 đồng/cp. Trong trường hợp lợi nhuận sau thuế năm 2023 thấp hơn 1.811 tỷ đồng, PNJ sẽ không phát hành ESOP.

70 triệu cổ phiếu được sang tay, cổ phiếu nhà bầu Hiển “tím lịm” lập kỷ lục trong lịch sử 15 năm

Kết thúc phiên giao dịch 10/4, trong khi các nhóm ngành lớn như ngân hàng, chứng khoán, thép, bất động sản, dầu khí… đều bị sắc đỏ lấn át thì cặp đôi SHS và SHB là điểm sáng của thị trường khi tăng mạnh từ sớm với khối lượng khớp lệnh vượt trội.

Đáng chú ý là cổ phiếu SHS, kết phiên cổ phiếu này tăng trần với gần 70 triệu đơn vị khớp lệnh, SHB +3,5% với gần 53 triệu đơn vị khớp lệnh, lần lượt đứng đầu và đứng thứ 2 thị trường về thanh khoản.

Được biết, trước đó cổ phiếu công ty chứng khoán này đã bị HNX đưa vào danh sách cắt margin từ 23/8/2022 do lỗ soát xét bán niên 2022 gần 70 tỷ đồng. Tại thời điểm này, Chứng khoán SHS có tổng cộng 40.366 cổ đông nắm giữ hơn 813 triệu cổ phiếu.

Ngay trong phiên đầu được cấp margin trở lại, cổ phiếu SHS bất ngờ được đẩy lên mức giá trần 10.400 đồng (quay trở lại mệnh giá sau 6 tháng) cùng thanh khoản gần 70 triệu đơn vị - mức kỷ lục trong lịch sử 15 năm niêm yết của công ty.

Quan sát, hiện mã đã ghi nhận tuần tăng giá thứ 6 liên tiếp kể từ đầu tháng 3 trở lại đây - thị giá tăng 28,4% từ mức 8.100 đồng (phiên 28/2) đồng thời vẫn cho tín hiệu tích cực.

'Lời hứa cuối cùng' của shark Thủy sau cuộc đối thoại kéo dài 7 giờ với phụ huynh Apax

Biên bản được ký tối qua (9/4), sau buổi họp kéo dài 7 tiếng đồng hồ giữa ông Nguyễn Ngọc Thủy, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc và ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng giám đốc điều hành Apax Leaders với phụ huynh tại TPHCM.

Cuộc họp chỉ kết thúc khi ông Nguyễn Ngọc Thủy phải xác nhận vào biên bản với phụ huynh với nội dung: “Đây là lần cuối cùng tôi cam kết, nếu không thực hiện được tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật” . Đây là dòng chữ do ông Thủy viết tay vào biên bản đánh máy có sẵn trước khi ký cam kết.

Dòng cam kết viết bằng tay của ông Thủy trong biên bản (ảnh: PCCC)

Dòng cam kết viết bằng tay của ông Thủy trong biên bản (ảnh: PCCC)

Theo biên bản, ông Nguyễn Ngọc Thủy một lần nữa gửi lời xin lỗi tới phụ huynh, đồng thời cam kết kế hoạch mở cửa lại trung tâm tại miền Nam trước tháng 8/2023. Shark Thủy cũng cam kết thực hiện nghĩa vụ hoàn trả học phí với phụ huynh có nhu cầu.

Cụ thể, đối với nhóm 1 (nhóm những phụ huynh đã xác nhận phí, có lộ trình hoàn phí, đã quá hạn trả), ngày 9/6, thanh toán qua tài khoản ngân hàng 20% (những phụ huynh còn dưới 5 triệu đồng trả 1 lần); Ngày 20/7, thanh toán qua tài khoản ngân hàng 40%; Ngày 20/8, thanh toán qua tài khoản ngân hàng 40%.

Đối với nhóm 2 (những phụ huynh còn lại), việc hoàn trả lại phí sẽ qua 5 lần. Cụ thể, ngày 9/10, thanh toán qua tài khoản ngân hàng 20%; Ngày 20/11, thanh toán qua tài khoản ngân hàng 20%; Ngày 20/12, thanh toán qua tài khoản ngân hàng 20%; Ngày 20/3/2024, thanh toán qua tài khoản ngân hàng 20%; Ngày 20/4/2024, thanh toán qua tài khoản ngân hàng 20%.

Thân thế và tài sản của hai Phó Chủ tịch ngân hàng SHB vừa được bổ nhiệm

Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) mới đây đã công bố Nghị quyết của Hội đồng Quản trị về việc bầu nhân sự đảm nhiệm chức danh Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị nhiệm kỳ 2022-2027. Theo đó, ông Đỗ Quang Vinh – Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc và ông Đỗ Đức Hải – Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc được bầu đảm nhiệm chức danh Phó Chủ tịch HĐQT của SHB nhiệm kỳ 2022-2027.

Theo giới thiệu của SHB, ông Đỗ Quang Vinh, sinh năm 1989, là Thạc sĩ chuyên ngành Tài chính và Quản trị tại University of East Anglia (Vương quốc Anh). Ông Vinh có 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng; từng đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng tại các tổ chức uy tín trong nước và quốc tế.

Trong khi đó, ông Đỗ Đức Hải, sinh năm 1982, là Cử nhân chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng. Ông Hải có 19 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng như: Trưởng phòng Khách hàng doanh nghiệp, Giám đốc Chi nhánh tại Habubank (đã sáp nhập vào SHB). Ông Hải đảm nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc, kiêm Giám đốc Chi nhánh SHB Vạn Phúc từ năm 2021 đến nay. Ông Hải chỉ trực tiếp sở hữu 154 cổ phiếu của SHB, tương đương giá trị trên sàn chứng khoán hơn 1,8 triệu đồng.

Nguồn: [Link nguồn]

BĐS “đóng băng”, môi giới vay lãi rồi cho vay lại để kiếm lợi nhuận giờ “ngậm trái đắng”

Có nhiều môi giới bất động sản do thiếu việc làm nên đã đi vay lãi ngoài rồi cho vay lại để kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, do người đi vay không có khả năng trả lãi hàng tháng,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Xuyến Chi ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN